Phát hiện mới của các nhà khảo cổ học
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc xương đầu gần như còn nguyên vẹn tại Gawis thuộc miền đông bắc Ethiopia cách đây vài tuần. Theo các nhà khoa học, nó có thể giúp chúng ta bắc được cầu nối trong nghiên cứu quá trình tiến hóa giữa vượn người và con người hiện đại.
Chiếc xương đầu được xác định khoảng 250.000 đến 500.000 năm tuổi, khoảng thời gian mà chúng ta chỉ tìm thấy rất ít các hóa thạch.
Bộ mặt và hộp sọ của hóa thạch tìm thấy được xác định là khác so với người hiện đại nhưng những kiểm tra về giải phẫu học cho thấy chủ nhân của nó thuộc thế hệ tổ tiên xa của con người.
Một trong những nhà khảo cổ thuộc dự án Gona nghiên cứu nhân chủng học tai Ethiopia tìm thấy chiếc xương đầu tại một khe nhỏ dưới chân một đường dốc của lớp trầm tích mềm bị sói mòn. Xung quanh chiếc xương đầu là các dụng cụ bằng đá, mảnh xương hóa thạch của lợn, voi, sơn dương và động vật họ mèo. Theo các nhà khảo cổ của dự án, việc phát hiện một hóa thạch như thế bắt buộc chúng ta phải xem xét lại quan điểm về nguồn gốc loài người. Họ cho rằng chiếc xương đầu này là một hóa thạch tuyệt vời.
Ông Simpson, thanh viên dự án cho rằng rất hiếm khi tìm được những mẫu khai quật còn nguyên vẹn để xác định thời đại một cách chính xác và đặc biệt cho phép chúng ta nhìn thấy diện mạo của "tổ tiên".
Dự án Gona nghiên cứu lớp trầm tích bắc qua 5,6 triệu năm, khoảng thời gian chứng kiến những thay đổi trong quá trình tiến hóa trong lịch sử tiến hóa của con người từ vượn người. Địa điểm của dự án đã và đang cung cấp những bằng chứng giúpcon người hiểu rõ hơn về quá trình thay đổi trong giai đoạn đó. Đây cũng chính là nơi tìm thấy các dụng cụ bằng đá cổ xưa nhất trên thế giới (có niên đại 2,6 triệu năm.
Vào đầu năm 2005 các thành viên dự án đã công bố việc phát hiện vượn người Aradipithecus ramidus (trong số các giống sớm nhất ở châu phi) được xác định có niên đại 4,3 triệu năm.
Theo AFP, 27/03/2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét