Bí ẩn Ida: Con vượn cáo “tổ tiên của loài người”
Mới đây, một số tín đồ Darwin đã cố gắng thuyết phục công chúng rằng hóa thạch ở hình trên là một “tổ tiên của loài người”.
Hóa thạch Ida này mới đây đã được tung hô thành “tổ tiên của loài người”, là “mắt xích thiếu” mà các tín đồ Darwin (Darwinist) ao ước từ rất lâu
Mới đây, một số tín đồ Darwin đã cố gắng thuyết phục công chúng rằng hóa thạch ở hình trên là một “tổ tiên của loài người”.
Ngày 19/5/2009 đồng loạt các phương tiện truyền thông rất lớn của thế giới, như BBC, ABC, Science Daily và Guardian, Telegraph, vv… đã đưa tin về một khám phá gây chấn động: một nhóm tín đồ Darwin đã tìm thấy một “loài chuyển tiếp” trong “sự tiến hóa của con người”, rằng đây chính là hóa thạch mà người ta trông đợi từ lâu nhưng chưa bao giờ tìm ra. “Khám phá vĩ đại” này đã được tâng bốc lên tận mây xanh trong nỗ lực tuyên truyền rộng khắp được tiến hành nhằm biến hóa thạch Ida thành “tổ tiên của loài người”.
Science Daily lúc đó đã ca tụng đây là một phát hiện “phi thường”. Sky News thì đi xa hơn, nói rằng hóa thạch này là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. David Attenborough nói: “Cái mắt xích mà đến giờ họ vẫn nói là thiếu… giờ đã hết thiếu rồi”. Và ngay lập tức một trang web được dựng lên để ca ngợi Ida và người đã có công giúp nó nổi tiếng: http://www.revealingthelink.com.
Nhưng những người am hiểu thì lập tức ngờ vực cơn cuồng nhiệt này. Đó là vì những nguyên nhân sau:
|
Không nằm ngoài dự đoán, sau 5 tháng được hoan nghênh nhiệt liệt, đến tháng 10/2009 Ida đã bị chứng minh là một sai lầm (lừa đảo) mới nhất nữa của các tín đồ Darwin.
Henry Gee, tổng biên tập tạp chí Nature, từ đầu đã nói thẳng đây là một sai lầm lớn. Báo Livescience nói rằng chiến dịch hóa thạch Ida đã đi quá xa. New Scientist đăng bài “Tại sao Ida không phải là `mắt xích thiếu’ “. Ngày 21/10/2009, BBC đưa tin “Hóa thạch linh trưởng “không phải là một tổ tiên [của con người]“.
Vậy là đã rõ. Câu hỏi đặt ra là: tại sao các tín đồ Darwin liên tục phạm sai lầm hoặc lừa đảo chỉ để cố chứng tỏ rằng một “mắt xích thiếu” nào đó là có tồn tại? Tại sao họ lại khao khát một “loài chuyển tiếp” đến vậy? Phải chăng đó là ánh phản chiếu của nỗi tuyệt vọng dai dẳng trường kỳ mà Darwin từng phải đối mặt ngay từ những ngày đầu tiên “thuyết tiến hóa” ra đời?
Ngày nay nhiều người trong giới khoa học hiện đại không còn tin vào thuyết tiến hóa: nó đã bị thay thế dần bởi thuyết cân bằng ngắt quãng và thuyết thiết kế thông minh. Một số tín đồ Darwin đang mất dần đất sống, đang rất cần phải có một “phát kiến vĩ đại” để củng cố địa vị của mình. Vì vậy họ phải tìm cho ra một hóa thạch “loài chuyển tiếp” nào đó. Và Ida đã được lựa chọn. Việc tiếp theo là họ phải cố mọi cách chỉ ra bằng được những đặc điểm chưa hoàn thiện đang cải biến của hóa thạch Ida, cùng với những cấu trúc không hoàn chỉnh hoặc dị thường của nó.
Nhưng trong thâm tâm các tín đồ Darwin đều quá biết điều đó là không thể, bởi vì chính Darwin ngay từ đầu đã phải thừa nhận rằng, theo giả thuyết tiến hóa của ông thì số lượng hóa thạch các “loài chuyển tiếp” phải rất lớn, đến ngày nay trên tổng số khoảng 100 triệu hóa thạch sinh vật đã khai quật được ít ra phải có hàng triệu hóa thạch loài chuyển tiếp. Nhưng, con số hóa thạch “mắt xích thiếu” trong thực tế cực kỳ ít (chỉ có vài chục), hơn nữa tất cả các hóa thạch “loài chuyển tiếp” ít ỏi ấy đều bị tranh cãi gay gắt, và một số đã bị chứng minh là đồ giả hoặc là sai lầm, sau nhiều năm nằm trong sách giáo khoa và các viện bảo tàng.
“Số lượng dạng trung gian từng tồn tại trước đây thực sự phải rất lớn.Vậy tại sao không có bất kỳ cấu tạo địa chất nào và địa tầng nào tràn đầy các mắt xích trung gian như thế? Khoa địa chất học hoàn toàn không cho thấy bất kỳ chuỗi hữu cơ phát triển dần dần một cách tinh vi nào như vậy; và điều đó, có lẽ là lý do phản đối rõ ràng và đáng sợ nhất có thể bị đưa ra để chống lại lý thuyết này”.
(Charles Darwin, “Nguồn gốc các loài”, Ấn bản lần thứ 6, năm 1902, trang 341-342)
Sai lầm Ida lần này kéo dài không lâu như những lần trước đó, vốn trường kỳ nhiều năm và thậm chí là vô thời hạn. Nhưng cũng có thể là chúng ta đã quá lạc quan, vì đến hôm nay sau hơn 2 năm khám phá ra “kỳ quan thứ 8″, trang web cổ động cho con vượn này vẫn còn tồn tại một cách hoành tráng, và không có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ được gỡ bỏ. Dưới đây là một số tuyên bố của các ông bầu của Ida:
“Mắt xích này đang hé lộ về tổ tiên sớm nhất của chúng ta”“Đây là một phát hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng”
“Khi các kết quả của chúng tôi được công bố, điều đó sẽ [gây chấn động] như là một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất” – “Tiến sỹ” Jens Lorenz Franzen
Hiện nay thuyết tiến hóa đang bị thuyết cân bằng ngắt quãng và thuyết thiết kế thông minh chèn ép, đang bị thay thế trong các tài liệu giáo khoa trung học và đại học phương Tây. Thuyết tiến hóa còn đang bị thách thức nghiêm trọng bởi những sự kiện thực tế không thể phủ nhận:
2) Tồn tại rất nhiều loài hóa thạch sống, một số loài không thể xếp vào bất kỳ đâu trong cây tiến hóa
3) Sự tồn tại của các thế giới vô hình (nhiều cảnh giới cao thấp khác nhau), biểu hiện ở:
- a. Kinh nghiệm cận tử (NDE)
- b. Đầu thai và luân hồi
- c. Hiện tượng ngoại cảm
- d. Khí công, trường sinh học, yoga…
- e. …
4) Vô số dấu tích của những nền văn minh toàn cầu thời tiền sử, như Atlantis, Mu,… và thậm chí các chu kỳ nhân loại từ trước nữa
- a. Các thành phố tiền sử dưới đáy biển
- b. Các thành phố cổ đại trong lòng đất
- c. Các kim tự tháp khắp thế giới tiền sử: tại Ai Cập, Trung Quốc, Bosnia, Trung Mỹ, Nam Mỹ, các ziggurat Trung Đông, vv…
- d. Những công trình kiến trúc phi thường vĩ đại khác
- e. …
5) Sự tồn tại của người ngoài hành tinh (một số trong đó thực chất là người Trái đất, thuộc các chu kỳ văn minh trước Đại Hồng Thủy)
6) Các dân tộc Trung và Nam Mỹ, như người Maya, Aztec, Inca, Olmec, người Kogi nói họ là hậu duệ của nền văn minh phát triển cực cao đã diệt vong – Atlantis
7) …
Sự sụp đổ của thuyết tiến hóa chỉ là vấn đề thời gian. Cùng với sự bùng nổ của Internet – cánh cổng dẫn đến tự do thông tin toàn cầu, những bí mật vĩ đại của lịch sử đang dần dần không thể che đậy được nữa, và những sự thật ấy tất yếu sẽ được thừa nhận trong tương lai gần, sau một quãng thời gian dài thử thách sắp sửa đi qua.
(Ghi chú: Thuyết cân bằng ngắt quãng, vốn đang ngày càng phổ biến ở bậc đại học và thay thế thuyết tiến hóa, dựa trên thực tế rằng không có hóa thạch loài chuyển tiếp trong tổng số hàng trăm triệu hóa thạch khai quật được từ xưa tới nay).
Tham khảo:
Trước:
http://www.telegraph.co.uk/news/5387326/Ida-the-missing-link-fossil-of-mans-earliest-ancestor-goes-on-display.html
http://www.guardian.co.uk/science/2009/may/19/ida-fossil-missing-link?commentpage=all#start-of-comments
http://www.bbc.co.uk/pressoffice/pressreleases/stories/2009/05_may/19/ancestor.shtml
http://www.telegraph.co.uk/news/5387326/Ida-the-missing-link-fossil-of-mans-earliest-ancestor-goes-on-display.html
http://www.guardian.co.uk/science/2009/may/19/ida-fossil-missing-link?commentpage=all#start-of-comments
http://www.bbc.co.uk/pressoffice/pressreleases/stories/2009/05_may/19/ancestor.shtml
Sau:
http://www.newscientist.com/article/dn17173-why-ida-fossil-is-not-the-missing-link.html
http://www.livescience.com/5428-ida-fossil-hype.html
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8318643.stm
http://us1.harunyahya.com
http://www.newscientist.com/article/dn17173-why-ida-fossil-is-not-the-missing-link.html
http://www.livescience.com/5428-ida-fossil-hype.html
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8318643.stm
http://us1.harunyahya.com
Minh Trí
(tổng hợp)
(tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét