Răng thu được từ các hóa thạch Australopithecus sediba - Ảnh: Amanda Henry |
(TNO) Nghiên cứu mới cho rằng tổ tiên loài người cách đây 2 triệu năm có chế độ ăn cực kỳ kham khổ, chủ yếu nhai vỏ cây và lá để sống qua ngày.
Kết quả phân tích thực phẩm nhét trong kẻ răng của Australopithecus sediba cho thấy chế độ ăn hằng ngày của họ cách đây 2 triệu năm thuộc dạng độc nhất vô nhị, cụ thể gồm vỏ cây, lá và trái dại.
Cuộc nghiên cứu, được đăng trên chuyên san Nature, đã mở ra một cái nhìn hoàn toàn mới về quá trình tiến hóa của vượn người, vốn được xem là tổ tiên trực hệ của loài người.
Những hóa thạch đầu tiên của Australopithecus sediba, còn gọi là “người vượn phương Nam”, đã được phát hiện tại Nam Phi vào năm 2008.
Răng của hai cá nhân vượn người đã được phân tích trong nghiên cứu mới nhất do tiến sĩ Amanda Henry của Viện Max Planck (Đức) dẫn đầu.
“Lần đầu tiên chúng tôi có thể thực hiện được ba phương pháp phân tích khác nhau, tập trung vào lớp men răng, dữ liệu đồng vị carbon, cao răng để tái tạo lại chế độ ăn của dòng vượn người trên", BBC dẫn lời tiến sĩ Henry cho biết.
Chế độ ăn này đa dạng hơn so với những dòng vượn người khác so với giả thuyết trước đây của giới khoa học.
Đến nay, giới khoa học vẫn chưa xác định được vị trí của Australopithecus sediba trên bản đồ tiến hóa của loài người.
Phi Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét