Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Văn minh tiền sử: Pin điện 4.500 năm trước


Văn minh tiền sử: Pin điện 4.500 năm trước


Rõ ràng, chúng ta gần như không biết gì về nguồn gốc của chính chúng ta. Những nền văn minh cổ xưa không hề giống như những gì được mô tả trong sách giáo khoa hiện đại. Họ là những nền văn hóa phát triển rất cao, hoàn toàn không phải là những người hang động, và nhân loại cũng không phải tiến hóa từ loài khỉ. Lịch sử loài người cần phải được viết lại từ đầu!
>> Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)
>> Văn minh tiền sử: Thủ thuật khoan sọ thời tiền sử>> Văn minh tiền sử: Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước
Năm 1936, khi khai quật một ngôi làng cổ 2.000 năm tuổi cách Ai Cập vài trăm km về phía đông nam, ngày nay thuộc I Rắc, những người công nhân đã tìm thấy những bình gốm nhỏ kỳ lạ. Những chiếc bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường. Chúng được xác định niên đại là được chế tạo vào khoảng từ năm 248 trước công nguyên đến năm 226 sau công nguyên. Trong số này có một bình bằng đất nung cao khoảng 14cm, màu vàng sáng có chứa một xi lanh đồng dài khoảng 10cm và đường kính tiết diện gần 3cm. Ở giữa xi lanh là một lõi thép, cũng được gắn vào bình bằng keo nhựa đường.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 1)
Pin điện tiền sử, được trưng bày tại Viện bảo tàng Bát Đa
Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig, đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên: cái bình gốm này là một loại pin điện thời tiền sử.
Pin điện tiền sử tại viện bảo tàng Bát Đa, cũng giống như những bình pin gốm khác mà người ta khai quật được, tất cả đều có niên đại từ năm 240 TCN đến năm 226 trong thời kỳ của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát Đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam I Rắc. Khi giám định niên đại, người ta thấy chúng được chế tạo từ ít nhất 4.500 năm trước. Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của lớp mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này cho thấy có thể người Pathi đã thừa kế những Pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh phát triển sớm nhất mà ngày nay biết đến.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời  cổ đại - Tin180.com (Ảnh 2)
Một trong những pin điện cổ đại mà Konig tìm được tại Bát Đa
Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư thuộc Phòng thí nghiệm Điện áp cao của hãng General Electric tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những báo cáo của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao từ Pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó sinh ra một dòng điện khoảng nửa vôn.
Willard F.M. Gray nói:
“Pin điện đã có từ 2.000 năm trước!!! Bạn ngạc nhiên ư? Thực ra không cần phải ngạc nhiên. Đã từng có những người thợ kim khí tài giỏi ở thành cổ Bát Đa, Ba Tư (nay là Iraq). Họ đã làm được nhiều tác phẩm chất lượng cao bằng thép, vàng và bạc. Bạn có thể tự hỏi rằng điều đó có gì liên quan tới pin điện. Cách đây vài năm người ta đã khai quật được những chiếc bình bằng đồng, một số trong đó có độ tuổi tới 4.000 năm, dường như đã được mạ vàng hay bạc, thậm chí một số đã được mạ antimon.”
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 3)
Luận văn có nhan đề “Một khám phá gây sốc” (“A Shocking Discovery”), trong ấn bản năm 1963 của Tạp chí Hiệp hội điện hóa uy tín
Trong một luận văn có nhan đề “Một khám phá gây sốc”, trong ấn bản năm 1963 của Tạp chí Hiệp hội điện hóa rất có uy tín, ông còn nói thêm: “Thỉnh thoảng, chúng tôi cảm thấy hơi tự mãn về những tiến bộ to lớn của mình trong lĩnh vực khoa học hạt nhân và các ngành học khác, nhưng khi chúng tôi đào được những món đồ rèn bằng kim loại cổ xưa, chúng tôi hầu như không còn dám tự mãn nữa và trở nên khiêm tốn. Luôn luôn là như vậy”
“Một khám phá gây sốc”, Tạp chí Hiệp hội điện hóa, tháng 9 năm 1963, tập 110, số 9
Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát Đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học tiền sử đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện đó để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 4)
Một phiên bản tái tạo của pin Bát Đa cổ đại. Kiểm nghiệm của các nhà khoa học phương Tây cho thấy khi chiếc bình được đổ đầy giấm (hoặc chất điện phân nào đó), nó có thể sinh ra dòng điện khoảng 1,5 cho tới 2 Vôn
Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799.
Còn có những bằng chứng về việc người Ai Cập cổ đại đã sử dụng loại pin tương tự, khi vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau tại Ai Cập. Có những khám phá dị thường từ nhiều vùng đất khác nhau, cho phép khẳng định điện đã từng được sử dụng ở một quy mô lớn trong thế giới cổ xưa.
Pin điện Bát Đa đã được biết đến từ lâu, và những bằng chứng của việc những người cổ xưa đã dùng chúng để mạ kim loại hiện đang được lưu trữ trong nhiều viện bảo tàng khắp thế giới. Tuy nhiên đối với những ai chưa biết tới sự kiện Pin điện thời cổ đại này, chúng ta có thể nhắc lại bài báo đăng năm 1939 trong tạp chí Astounding. Trong đó, nhà khoa học hỏa tiễn nổi tiếng người Đức là Willy Ley đã viết như sau:
“Tiến sĩ Wilhelm Koenig thuộc viện Bảo tàng Iraq tại Bagdad gần đây đã báo cáo rằng một công cụ đặc biệt đã được khám phá bởi một đội khai quật thuộc bảo tàng vào mùa hè năm 1936. Phát hiện này nằm tại Khujut Rabu’a, cách Bagdad không xa về phía đông nam. Nó bao gồm một bình làm bằng đất sét, cao khoảng 14 cm và đường kính lớn nhất khoảng 8 cm. Vành tròn phía đầu bình có đường kính 33 mm. Bên trong cái bình này có một xi lanh làm bằng đồng tấm có độ tinh khiết cao – xi lanh này dài 10 cm và có đường kính khoảng 26 mm.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 5)
Một bức ảnh chụp tại viện bảo tàng Berkshire một phiên bản của pin điện Bát Đa cổ đại
“Đầu dưới của trụ đồng được phủ bằng một miếng đồng tấm, cùng độ dày và đặc tính giống như trụ đồng ấy. Bề mặt bên trong của tấm đồng tròn này –thứ đã hình thành nên phần đáy bên trong của trụ đồng rỗng – được phủ bằng một lớp nhựa đường, độ dày 3 mm. Một cái chốt dày và nặng cũng làm bằng vật liệu đó được gắn chặt vào đầu trên của trụ rỗng. Ở giữa của cái chốt có một mảnh sắt đặc, ngày nay dài 75 mm và ban đầu có đường kính khoảng 1 cm hoặc hơn. Phần trên của thanh sắt cho thấy rằng ban đầu nó là một trụ tròn, còn đầu dưới một phần đã bị ăn mòn và trở thành nhọn đầu, chúng ta có thể nhận định chắc chắn rằng ban đầu nó có độ dày đều đặn.
“Một sự lắp ráp kiểu này rõ ràng không thể có mục đích nào khác hơn là nhằm tạo ra một dòng điện nhỏ. Nếu người ta nhớ rằng nó đã được tìm thấy trong số những di vật còn nguyên vẹn của Vương quốc Parthian –tồn tại từ năm 250 TCN đến năm 224 – người ta tất nhiên cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải chấp nhận một lời giải thích như vậy, nhưng thực sự không có cách giải thích thay thế nào khác cả. Giá trị của phát hiện này còn lớn hơn nữa khi người ta biết rằng 4 bình đất sét tương tự đã được tìm thấy gần Tel’Omar hoặc Seleukia – và ba trong số đó có chứa các xi lanh đồng tương tự với chiếc bình tìm thấy tại Khujut Rabu’a. Những phát hiện ở Seleukia, dường như, được bảo quản kém hơn, không còn có thanh sắt bên trong nữa. Nhưng ở gần 4 cái bình đó, những que sắt và đồng mỏng đã được tìm thấy, mà rất có thể đã được sử dụng làm dây dẫn điện.
“Những Pin tương tự cũng đã được tìm thấy gần Bagdad trong một tàn tích ít cổ xưa hơn. Một đoàn thám hiểm do Giáo sư Tiến sĩ E. Kühnel dẫn đầu, người mà bây giờ là giám đốc Viện Bảo tàng Staatliches tại Berlin, đã phát hiện những chiếc bình rất giống với các bộ phận bằng đồng và sắt, tại Ktesiphon – không xa Bát Đa. Những khám phá này có niên đại từ thời người Sassanides cai trị xứ Ba Tư và các nước lân cận – từ năm 224 tới năm 651.
“Trong khi niên đại của phát minh này vẫn còn chưa chắc chắn, thì địa điểm của phát minh có vẻ là trong hoặc gần Bát Đa, vì tất cả những khám phá đều nằm gần thành phố này. Tất nhiên rất có thể người dân Sassanides đã sử dụng chúng, và Tiến sĩ Koenig, người phát hiện ra chiếc bình được bảo tồn tốt nhất trong số đó, cho rằng chúng rõ ràng vẫn còn được sử dụng tại Bát Đa. Ông thấy rằng các thợ bạc của thành Bát Đa sử dụng một phương pháp thô sơ để mạ điện sản phẩm của họ. Nguồn gốc phương pháp của họ không thể được xác định chắc chắn và dường như đã khá lâu đời. Bởi vì các bộ pin thuộc loại này tạo ra được một dòng điện đủ mạnh để mạ điện những vật phẩm bằng bạc nhỏ, rất có thể nguồn gốc của phương pháp mạ này là rất cổ xưa”
Mục Khoa học, tạp chí Astouding, ấn bản tháng 3 năm 1939, bài báo của Willy Ley, tựa đề “Pin điện 2.000 năm trước! Bạn nghĩ nền văn minh chúng ta khám phá ra điện đầu tiên à?”
Rõ ràng, chúng ta gần như không biết gì về nguồn gốc của chính chúng ta. Những nền văn minh cổ xưa không hề giống như những gì được mô tả trong sách giáo khoa hiện đại. Họ là những nền văn hóa phát triển rất cao, hoàn toàn không phải là những người hang động, và nhân loại cũng không phải tiến hóa từ loài khỉ. Lịch sử loài người cần phải được viết lại từ đầu!
Minh Trí
(tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét