Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Vì sao loài người rời châu Phi và tràn ngập thế giới?


Sơ đồ sự tiến hóa của loài người từ tối cổ đến tinh khôn


Vì sao loài người rời châu Phi và tràn ngập thế giới?

Truyện dân gian của một số dân tộc, như “Cóc kiện trời” của Việt Nam, kể về một cuộc hạn hán lớn làm thiệt mạng nhiều sinh linh. Sau khi muôn loài đấu tranh thắng lợi với Trời và các thế lực “xấu” lũng đoạn ông này, các hồ nước lại đầy ắp, vạn vật lại nảy nở, tái sinh. Khoa học ngày nay đang gây cảm tưởng rằng truyền thuyết về cuộc đại hạn này bắt nguồn từ một giai đoạn có thực lịch sử cổ đại.
Nhiều học giả lập luận rằng cuộc di tản đầu tiên khỏi châu Phi có thể đã bắt đầu khoảng mười vạn năm trước, khi một thiên tai lớn xảy ra. Và dầu chỉ đôi ngàn người nguyên thuỷ của lục địa Đen sống sót được sau cuộc di cư, họ trở thành những “thực dân” đầu tiên khai phá liên lục địa Âu – Á, khởi nguồn cho văn minh nhân loại.

“Tứ hải giai huynh đệ” dưới ánh sáng di truyền học:
Công trình nghiên cứu của Viện di truyền học Nga thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, do nhà bác học Lev Jivatovsky chủ trì, năm 2004 chỉ ra rằng các bộ gen di truyền của toàn nhân loại hiện nay đều có xuất xứ từ một cộng đồng gồm không tới 2000 người cổ đại, sinh sống ở châu Phi khoảng 100 – 150 ngàn năm trước.
 
anh 1.jpg
Cây gia hệ người cổ đại “Hobbit” Family Tree (Nguồn www.d.umn.edu)
Các nhà di truyền học Nga đã nghiên cứu 377 dấu hiệu gen lấy từ 52 tộc người trên khắp thế giới, gồm người thuộc các bộ lạc châu Phi cổ đại, cư dân châu Đại Dương, Đông Nam Á, người da đỏ châu Mỹ, người Basque, Sicilian, Scandinavian, Nga, Adyghe, Yakut … để đi tới kết luận trên.

Phải mất tới hàng vạn năm, cây gia hệ của nhóm “thực dân” người Phi nguyên thuỷ nói trên mới lan toả khắp toàn thế giới. Vẫn theo các nhà bác học Nga, các tổ tiên Phi châu của chúng ta đầu tiên đã đổ bộ lên châu Âu, nơi lúc đó có những Neandertal đang sinh sống. Từ châu Âu, con cháu của cộng đồng gốc Phi cổ đại đã dần dà mò sang định cư ở châu Đại Dương, châu Á, rồi châu Mỹ.

Lev Jivatovsky còn chỉ ra rằng, lúc đó trên thế giới không phải đang không có các giống người cổ đại khác sinh sống. Chẳng qua cấu trúc gen của người hiện đại phát tích từ chính nhóm người Phi cổ đại nói trên “khoẻ” hơn nhiều so với các giống người cổ đại khác (1). Còn các giống người khác, hoặc bộ gen không di truyền được vì một lý do nào đó, hoặc khả năng sinh sản của họ thấp hơn, nên đã không thể để lại di sản về gen của mình. Chính vì vậy, vẫn theo các nhà di truyền học Nga mà cấu trúc phân tử ADN của con người hiện đại trùng nhau tới 99, 9% (2) .

Vậy là về phương diện di truyền học, “chỗ đứng” cho tệ phân biệt chủng tộc, chỉ ở mức 0,1% (3). Nhưng điều quan trọng hơn là, vẫn theo Lev Jivatovsky, hai người khác màu da lại có thể có bộ nhiễm sắc thể rất gần nhau. Trong khi hai người da trắng lại có thể có cấu trúc gen xa nhau hơn. Đồng thời, cấu trúc gen của hai người thuộc chủng tộc khác nhau lại gần nhau hơn là ADN của hai “con” vượn chimpanzee cùng đàn.

Thuyết người châu Phi là thuỷ tổ của nền văn minh hiện đại không chỉ được khởi xướng bởi các nhà khoa học Nga. Ngay từ thế kỷ 19, Darwin đã gợi ý như sau trong chương 6, sách Nguồn gốc loài người (Descent of man): “Có vẻ như châu Phi từng là khu vực cư trú của hai loài khỉ nay đã tuyệt diệt, gần gũi với giống gorilla và chimpanzee. Và bởi vì hai loại linh trưởng này hiện gần gũi nhất với loài người, rất có thể các bậc tổ tiên của chúng ta từng sống ở châu Phi, hơn là một nơi nào khác”.

Hiện vẫn đang có tranh chấp giữa hai thuyết về nguồn gốc loài người. Một là thuyết tiến hoá đa khu vực(Multiregional theory) theo đó người vượn đứng thẳng (homo erectus) sống rải rác ở khắp nơi trên hành tinh dần tiến hoá thành người thông tuệ (homo sapiens). Khoảng một thập kỷ nay, những người cổ suý thuyết này đã nhất trí rằng, homo erectus thuỷ tổ là homo (hoặc homo habilis) khoảng 2 triệu năm trước đã từ châu Phi phát tán đi châu Âu, châu Á. Để rồi homo erectus từ Indonesia (người vượn Java) di trú sang châu Úc (Australia).

Người vượn Bắc Kinh (Pekin man), hay Sinanthropus được xem là phát tích từ Đông Nam Á, và là tổ của giống Mongoloit. Cho dù một số nhà nhân loại học (paleoanthropologists ) Trung Hoa từng cho rằng người vượn Bắc Kinh, mà hoá thạch tìm thấy ở Chou Kou – tien (Chu Khẩu điếm) gần Bắc Kinh, tổ tiên của người Hán và một số dân tộc ở Trung Quốc hiện tại, các nghiên cứu về gen của học giả quốc tế đã không xác nhận luận điểm này.

Thuyết thứ hai là “rời khỏi châu Phi” (Out of Africa), theo đó người thông tuệ (homo sapiens) nảy nòi ở châu Phi, rồi di trú (migrate) đi các vùng khác của thế giới, thay thế các loài người cổ đại khác (4).Hướng nghiên cứu này hiện đã đi khá xa và ngày càng được khẳng định bởi nghiên cứu di truyền học và khảo sát hoá thạch, trầm tích.

Thuyết tiến hoá đa vùng (Multiregional theory) hiện khá lung lay, vì, ít nhất, kết quả của hàng loạt công trình khảo cố đã đưa tới kết quả sau: khoảng vài trăm ngàn năm trước, những giống có cấu trúc cơ thể như người hiện đại (anatomically modern humans) chưa khu trú ở châu Phi (5).

Có thể đặt ra câu hỏi, liệu có điều gì bất thường xảy ra, buộc các bậc tổ tiên này của chúng ta phải “khăn gói” Out of Africa khoảng 100 ngàn năm về trước? Vì sao cấu trúc gen của người hiện đại, theo các nhà di truyền học Nga, lại xuất phát từ một cộng đồng không quá 2000 “nhân khẩu”? Châu Phi thời đó, với khí hậu ấm áp, các cánh rừng đại ngàn tươi tốt như cái nôi lý tưởng cho nhân loại, quần thể động thực vật vô cùng phong phú hơn so với những phần còn lại của hành tinh, lại không thể chứa nổi bằng ấy “người”?

Câu trả lời đến từ nghiên cứu sinh thái học

Các nhà bác học đưa ra nhiều luận cứ cho thuyết Out of Africa, nhưng chỉ có một trong số chúng thực sự tìm được chỗ đứng. Đó là, từng xảy ra một cuộc hạn hán ở châu Phi cổ đại, thậm chí một loạt những đợt hạn hán, kéo dài hàng chục thiên niên kỷ. Lập luận này đã được kiểm chứng sau hoạt động khoan thăm dò đáy hồ Malawi ở giữa lục địa châu Phi. Đây là một trong những hồ sâu nhất thế giới, có chỗ sâu tới 700 m.

Lượng nước trong hồ này gộp với hồ Tanganika chiếm tới 80% khối lượng nước chứa trong toàn lục địa châu Phi. Gần đây các nhà thám hiểm của đại học Arizona, Hoa Kỳ, đã kỳ công dựng một dàn khoan nổi trên mặt nước của hồ, để thực hiện các nhát khoan sâu xuống lòng đất tới 380 m, tính từ đáy hồ. Hoạt động thăm dò trong nhiều năm này đã giúp đoàn khảo sát đi tới kết luận rằng, khoảng 135 ngàn năm trước, nước trong hồ đã hạ xuống tổng cộng là khoảng 600 mét thấp hơn so với mực nước của chính nó. Còn đất đai ven hồ mà hôm nay màu mỡ, cây cối sum suê, lúc đó đã biến thành bán sa mạc, vô cùng khắc nghiệt đối với các loài có vú.

Vì lúc đó hồ Malavi mất tới 95% lượng nước của nó, không một loài vật nào có thể sinh sống. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong một thứ nước cạn, đục, mang tính kiềm như vậy, chỉ có một số loài phù du, tảo, và trai hến là có thể sống nổi. Mà hồ nước, theo trưởng đoàn khảo sát Andrew S. Cohen, chính là thước đo lượng mưa, do vậy trong thời kỳ từ 135 tới 90 ngàn năm về trước, vùng lãnh thổ này đã hầu như không có mưa.

Giáo sư Cohen cũng chỉ ra rằng tìm được rất ít dấu vết của hoạt động con người trong giai đoạn này (6). Điều quan trọng là ngoài cuộc thám hiểm trên của Đại học Arizona, đã có nhiều công trình khoa học khác cho rằng vào thời kỳ nói trên, châu Phi đã trải qua những đợt hạn hán nặng nề, kéo dài(megadroughts), chưa từng xảy ra trước đó.

Kết quả là, muông thú và cư dân (human population) gần như diệt chủng (crashed). Và, các kết quả nghiên cứu các vùng khác của Lục địa đen cũng cho thấy tác động của các đợt hạn hán khắc nghiệt tác động trên diện rộng, vào khoảng 100 ngàn năm trước, gây ra sự mở rộng bất thường của sa mạc Kalahari về phía bắc và Sahara về phía nam, cho dù theo Cohen, chưa mấy ai đưa các yếu tố này vào một xem xét có tính tổng thể.

Một số ý kiến khác xung quanh Out of Africa

Dẫn kết quả khảo sát lòng hồ Malawi nói trên, phóng viên môi trường Lewis Smith trong bài “Biến đổi khí hậu từng đẩy loài người khỏi châu Phi” (The Times) (7)  cho biết cuộc di cư khỏi Phi châu do đại hạn kéo dài (Megadroughts) bắt đầu khoảng 125 ngàn năm trước, và đồng ý với nhiều quan điểm trước đó rằng đây một thảm bại (ultimately unsuccessful), ngụ ý chỉ có một nhúm người sống sót. Khí hậu ẩm hơn đã cho phép con người vừa nhân giống vừa di trú sang các lục địa khác trong giai đoạn 70 – 90 ngàn năm về trước. Phải mất vài vạn năm nữa cho người thông tuệ đổ bộ lên châu Úc, (khoảng 50000 năm về trước).
anh 2.jpg
Đường di cư 10 vạn năm trước theo Wikipedia.
Lộ trình xâm nhập toàn cầu của các hậu duệ trực tiếp của người châu Phi cổ đại cách đây nhiều vạn năm được trình bày chi tiết trong sách Hành trình nhân loại – một cuộc phiêu lưu của gien di truyền (8) (The Journey of man) của nhà di truyền và nhân chủng học Mỹ Spencer Wells, chúng ta sẽ còn nói tới ông ở phần dưới.

Từ điển Wikipedia vẽ bản đồ đường di cư của người cổ đại châu Phi sang châu Âu qua eo biển hẹp trên biển Hồng Hải, đoạn giữa Epitopia và Yemen. Từ điển cũng cho rằng trên đường đi của mình, (bằng khả năng sinh sản hùng hậu), người Phi cổ đại đã lấn át những loài giống người (Homo) như Cro – Magnon và Neanderthal. Họ cũng mò dần xuống phía Nam, gieo giống vào địa bàn của người vượn đứng thẳng (homo erectus), mà hoá thạch được tìm thấy ở những nơi như Thầm Khuyên, Lạng Sơn, miền bắc Việt Nam, hay Nam Ninh, sát biên giới Trung – Việt (9) …

Thảm cảnh của người cổ đại chạy khỏi châu Phi theo thuyết Out of Africa được tác giả G. Kolpakov đề cập trong bài đăng trên báo Nezavisimaya, Nga như sau:
anh 4.jpganh 4.jpg
Một bậc “nam tử” Homo erectus (Ảnh trái). Phim Cóc kiện trời (Ảnh phải)
Khoảng 100 ngàn năm về trước, khô hạn kéo dài đã biến châu Phi thành một địa ngục. Nước đột nhiên biến mất, để lại mặt đất trơ trụi, nóng bỏng trong những trận cháy rừng và những cơn bão cát, muông thú và người chết hàng loạt. Những cá thể còn sống bỏ chạy đi tìm nguồn nước. Nhiều người  bỏ xác lại dọc đường, nhưng một số khác đã thoát khỏi sa mạc. Hành trình sang miền đất mới này đã quá đỗi khổ ải, nên chỉ rất ít người chạy thoát được sang tới châu Âu, nơi có những người Neanderthal sinh sống. Từ đây, họ lan toả xuống khắp liên lục địa Âu – Á (Eurasia) (10).

G. Kolpakov đã gắn kết quả nghiên cứu về siêu hạn hán ở châu Phi cổ đại của các nhà thám hiểm ở Đại học Arizona, Hoa Kỳ (công bố năm 2007) với thuyết của về cấu trúc gen di truyền của nhân loại bắt đầu từ nhóm khoảng 2000 người châu Phi cổ đại (của viện di truyền học Nga công bố năm 2004), để kết luận rằng: chính những ai còn khả năng sinh đẻ từ nhúm người Phi cổ chạy trốn “nữ thần Hạn Hán” thoát được sang tới châu Âu, đã khởi phát nền văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2001 một nhóm bác học Trung quốc đứng đầu là Li Jin (đại học Fudan, Thượng Hải), đã kết hợp với người chủ trì dự án Biểu đồ gen (Genographic) là tiến sĩ Spencer Wells đã nêu tên ở trên, tiến hành khảo sát dấu hiệu gen trên 1200 người thuộc 163 dân tộc châu Á (kể cả vùng Trung Á thuộc LX cũ) để kết luận rằng toàn nhân loại hiện nay có nguồn gốc từ châu Phi. Phát kiến của nhóm này, đăng trên báo Science 11/5/ 2001, Vol. 292 (11), được xem là gần như đánh đổ thuyết tiến hoá đa khu vực. “Kết quả nghiên cứu cho thấy người Phi thời đó (thời cổ đại) đã thay thế hoàn toàn các dân tộc ở Đông Á”, bài báo viết.

Tuy nhiên, nhóm này không cho rằng đã có sự lai tạp giữa “người nhập cư” châu Phi và các tộc cổ đại bản địa (như homo erectus Thầm Khuyên chẳng hạn).

Gần đây, ngay cả dân Do Thái, vẫn được biết đến với lòng tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn nòi giống, gần đây cũng phát hiện được nguồn gốc Phi châu của mình. Đại học Tel Avip, Israel đã dựa vào khảo cổ để kết luận rằng cha ông (đúng hơn là mẹ tổ) họ có những đặc tính xích đạo (equatorial) (12). Thật vậy, nghiên cứu này đã không thể không phản ảnh truyền thống thiên về mẫu hệ (trong xác định huyết thống Do Thái), khi các nhà bác học chủ yếu dung kết quả khảo sát hoá thạch của một người phụ nữ Hebrew thuộc thời kỳ La mã cổ đại (Roman) (13) để đưa ra kết luận trên.

Nhưng công trình nghiên cứu của tiến sĩ Alan Templeton, Đại học Washington tại St. Louis lại cho rằng có ba đợt di cư từ châu Phi (14). Đợt đầu vào 1,9 triệu năm trước (trùng với thuyết tiến hoá đa vùng). Đợt hai vào 700 ngàn năm trước, trùng với ý kiến của các tác giả của thuyết Out of Africa. Nhưng đợt cuối, xảy ra 100 ngàn năm trước, mới là lúc các Homo sapiens từ châu Phi đã đồng hoá (nguyên văn: interbreed – lai giống) các chủng người khác trên mặt đất.
Tiến trình di cư của người tiền sử (nguồn: Wikipedia)
Tiến trình di cư của người tiền sử (nguồn: Wikipedia)
Khác với nhóm học giả Trung Hoa đứng đầu là Li Jin nói trên, Templenton chắc mẩm tới 99% rằng trong suốt 1,5 triệu năm đã có quá trình trao đổi gen thường xuyên (recurrent genetic interchange) giữa người châu Phi và người Âu - Á (Eurasian).
Vì thế, sơ đồ gia hệ của loài người không phải dạng cây, mà phải là dạng giàn mắt cáo (trellis), thể hiện mối liên quan khăng khít của nhân loại về gen. Giống như các nhà di truyền học Nga, ông cho rằng không tồn tại những giống người thuần chủng. Ông được xem là người tìm cách đánh đổ thuyết Out of Africa về khía cạnh thống kê.

Sa mạc từng là đồng cỏ 
Trở lại với phát kiến về đại hạn ở châu Phi khoảng 100 ngàn năm trước của đại học Arizona 2007, kết quả khảo sát cho biết thêm, vào khoảng 80 ngàn năm trước, mưa lại xuất hiện ở châu Phi, để nước hồ Malawi lại dâng cao như cũ (15), và con người lại sang an cư lập nghiệp ở châu Phi. Alan Templeton thì đề cập các số liệu cổ khí hậu học (paleoclimatic), theo đó trùng với hai cuộc di cư sớm từ châu Phi ở mốc 1,9 triệu năm và 700 nghìn năm trước, đã có mưa lớn tới mức biến sa mạc Sahara thành thảo nguyên savan (savannah).
(1) Báo Luận chứng và sự kiện (Aиф), số 7 (2016) ra ngày 18/2/2004.  http://gazeta.aif.ru/online/aif/1216/34_01
(2) Căn cứ theo thuyết người châu Phi là thuỷ tổ của nền văn minh hiện đại, thì kết quả nghiên cứu DNA do các trung tâm ở Thượng Hải, Côn Minh và Hoa Kỳ (Center for Genome Information, Department of Environmental Health, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio 45267, USA) chỉ ra rằng người Bắc Trung Hoa (Tây An và Bắc Kinh) và người Nam Trung Hoa (Quảng Châu, Thượng Hải) có cùng mẫu ADN (xem Xưa và nay số 295, tháng 11/2007), là điều dễ hiểu.
(3) Bằng 3 triệu đôi đơn vị cấu trúc nucleotide AND.
(4)  http://www.actionbioscience.org/evolution/johanson.html
(5) Hoá thạch người thông tuệ đầu tiên (Homo sapiens idaltu) được tìm thấy ở Etiopia khoảng 160 nghìn năm trước. (http://en.wikipedia.org/wiki/Homo_sapiens_idaltu). Còn theo kinh Thánh, con người được tạo ra cách đây khoảng 6000 năm.
(6) Ancient African Megadroughts May Have Driven Human Evolution -- Out Of Africa http://www.sciencedaily.com/releases/2007/10/071008171121.htm . Các tác giả của công trình này gồm cả các nhà khoa học thuộc các trường đại học khác trên thế giới, đã tìm được các dấu tích về người Phi cổ và các cuộc di trú của họ về phía Bắc với niên đại 70 ngàn năm, khi khí hậu châu Phi đã ẩm ướt hơn. 
(7) The Times, 9/10/ 2007, Climate change led mankind out of Africa.
http://www.timesonline.co.uk/tol/news/world/africa/article2617296.ece
(8) The Journey of man: A Genetic Odyssey, NXB Princeton University Press. Diễn đàn người Việt quốc  gia, có giới thiệu cuốn sách này khá kỹ. http://www.nationalistvietnameseforum.com
(9) http://en.wikipedia.org/wiki/Recent_African_origin_of_modern_humans; http://en.wikipedia.org/wiki/Homo_erectus 
(10) Chạy trốn khỏi địa ngục, báo Nezavisimaya của Nga, 14/11/2007.
 http://www.ng.ru/science/2007-11-14/23_africa.html
(11) http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/292/5519/1151. Có thể tham khảo bài của BBC về phát kiến này trên http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/1323485.stm
(12) Báo Israel Haaretz,  http://haaretz.com/hasen/spages/1037262.html
(13) Maternal lineage in determining Jewish status: chỉ những đứa con do một phụ nữ Do Thái sinh ra mới được công nhận là người Do Thái chính cống. Thông thường, dân tộc tính được xác định theo cha.
(14)  http://www.sciencedaily.com/releases/2006/02/060209184558.htm
(15) Ancient African Megadroughts May Have Driven Human Evolution -- Out Of Africa http://www.sciencedaily.com/releases/2007/10/071008171121.htm, đã dẫn trên.
  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)


Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

người Heideberg - gạch nối giữa Người hiện đại sớm với người Neanderthal

Người Heideberg - gạch nối giữa Người hiện đại sớm với người Neanderthal 
Jennifer Viegas



The last common ancestor of humans and Neanderthals was a tall, well-traveled species called Heidelberg Man, according to a new PLoS One study. 

Tổ tiên chung cuối cùng của người (hiện đại) và người Neaderthal là Người Heidelberg có dáng cao, đi vững, theo một nghiên cứu Plos mới 
 
 
 
alt


The determination is based on the remains of a single Heidelberg Man (Homo heidelbergensis) known as "Ceprano," named after the town near Rome, Italy, where his fossil -- a partial cranium -- was found.
Xác định này dựa trên tàn tích của một Người Heidelberg (Homo heidelbergensis) được biết dưới tên gọi "Ceprano", đặt theo tên một thị trấn gần Roma, Ý, nơi tìm thấy hóa thạch - một phần sọ.

Previously, this 400,000-year-old fossil was thought to represent a new species of human, Homo cepranensis. The latest study, however, identifies Ceprano as being an archaic member of Homo heidelbergensis.
Trước đây, hóa thạch 400.000 năm tuổi này được xác định là một dạng mới của loài người, Người  cepranensis. Nghiên cứu mới đây nhất đã định dạng Ceprano là đại diện cổ xưa của Homo heidelbergensis.

The finding may shed light on what the species that gave rise to both Neanderthals and Homo sapiens looked like.
Phát hiện này có thể làm sáng tỏ những loài tham gia vào sự hình thành của cả hai loại người Hiện đại và Neanderthal có vẻ giống nhau.

"Considering other fossils that can be lumped together with Ceprano in H. heidelbergensis, we can hypothesize that the 'Ceprano-morphotype' was tall, with a strong mandible (jaw) and small teeth," coauthor Silvana Condemi told Discovery News.
"Xem xét những hóa thạch khác những hóa thạch có thể gộp vào nhóm với Ceprano trong dòng H. heidelbergensis, chúng ta có thể giả thiết rằng "dạng hình thái Ceprano" cao, với xương hàm dưới khỏe và răng nhỏ" đồng tác giả Silvana Condenmi nói với Discovery News.

Condemi is the Director of Research at the National Center of Scientific Research (CNRS) in the laboratory of anthropology at the University of Marseille, where she directs the unit of paleoanthropology.
Condemi là Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) ở phòng thí nghiệm nhân học Đại học Marseill, nơi bà điều hành ban Nhân học cổ.

For the study, she and colleagues Aurelien Mounier and Giorgio Manzi compared Ceprano with 42 fossils from Africa and Eurasia ranging from 1.8 million to 12,000 years ago. The scientists also compared Ceprano to 68 modern humans. The sample set is the most extensive ever assembled in relation to the ancient Italian fossil.
Trong nghiên cứu này bà đã cùng các đồng sự của mình là Aurelien Mounier và Giorgio Manzi so sánh Ceprano với 42 hóa thạch từ châu Phi và Eurasia thuộc khung thời gian từ 1.8 triệu năm đến 12.000 năm cách ngày nay. Các nhà khoa học cũng so sánh Ceprano với 68 người hiện đại. Tập hợp mẫu này được xem là lớn nhất trong các sưu tập liên quan đến hóa thạch cổ ở Ý.

In addition to identifying Ceprano as a Heidelberg Man, the analysis found notable similarities with other human-associated fossils from Europe dating to the Middle Pleistocene 781,000 to 126,000 years ago. Connections were also made to early human fossils from Africa. The researchers therefore believe that Homo heidelbergensis was widespread, dispersing throughout Eurasia and Africa beginning around 780,000 years ago.
Thêm vào đó để định dạng Ceprano như là một Heidelberg Man, những phân tích cho thấy những tương đồng đáng chú ý với những hóa thạch liên quan đến người (hiện đại) tìm thấy ở châu Âu thời Trung kỳ Cánh tân (781.000 đến 126.000 năm cách ngày nay). Mối liên kết cũng được tìm thấy với những hóa thạch người (hiện đại) sớm ở châu Phi. Những nhà nghiên cứu do đó đã tin rằng Homo heidelbergensis có phạm vi phân bố rộng, khắc Eurasia và châu Phi từ khoảng 780.000 năm cách ngày nay.
alt
 
Sculpture of the man from Mauer Germany - Heidelberg Man [Credit: San Diego Museum of Man]
Good weather may have permitted Heidelberg Man's worldly lifestyle. "We can hypothesize that particular environmental conditions during the Middle Pleistocene may have favored the expansion of H. heidelbergensis and contacts between populations," explained Condemi, who is also the co-editor of the new book Continuity and Discontinuity in the Peopling of Europe (Springer, 2011). "The gene flow was never completely stopped between Old World populations." 
Thời tiết tốt có thể đã cho phép  Heidelberg Man có lối sống toàn cầu. "Chúng ta có thể giả định rằng những điều kiện môi trường đặc biệt thời Trung kỳ Cánh tân đã trợ giúp cho sự lan tỏa của H. heidelbergensis và mối quan hệ giữa các nhóm cư dân", Condemi giải thích, bà cũng là đồng tác giả của sách mới Continuity and Discontinuity in the Peopling of Europe (Springer, 2011). "Những dòng gene chưa bao giờ ngừng chảy hoàn toàn giữa các cư dân của Cựu Lục địa".


Paleontologist Chris Stringer of the Natural History Museum, London, told Discovery News that he agrees with most of the new study's conclusions.
Nhà cổ sinh vật học Chris Stringer Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London đã nói với Discovery News rằng ông đồng ý với phần lớn kết luận của nghiên cứu mới.

"I have long argued that Homo heidelbergensis represented our common ancestor with the Neanderthals about 400,000 years ago, and the Ceprano fossil, with its newly-determined late date, is well-situated chronologically to be part of this common ancestral group," Stringer said.
"Từ lâu tôi đã cho rằng  Homo heidelbergensis là đại diện tở tiên chung của chúng ta và của người Neanderthal khoảng 400.000 năm cách ngày nay, và hóa thạch Ceprano, với niên đại vừa mới xác định phù hợp với niên biểu là một phần của nhóm tổ tiên chung này", Stringer nói.

"However, it is quite a primitive specimen in several respects and therefore it may be that, like some other samples of heidelbergensis in Africa and Europe, it does not represent the actual last ancestral population," Stringer added.
"Tuy vậy, mẫu vật này khá nguyên thủy ở một số khía cạnh và như vậy, tương tự như những mẫu heidelbergensis khác ở châu Phi và châu Âu, chưa phải là đại diện thật sự cuối cùng của nhóm tổ tiên", Stringer bổ sung.


"In my view, we still do not know where that particular population existed," he explained, "and it may even have lived in a place from which we have very little evidence at present, such as western Asia."
"Theo quan điểm của tôi, chúng ta vẫn chưa biết nhóm cư dân đặc biệt này sống ở đâu" ông giải thích, "và có thể họ đã sống ở nơi mà về chỗ đó chúng ta có ít chứng cứ cho tới thời điểm này, ví dụ như Tây Á".

Ian Tattersall, curator of anthropology at the American Museum of Natural History, told Discovery News that he agrees Ceprano has been "appropriately assigned to the cosmopolitan species Homo heidelbergensis. But in Europe this species is contemporaneous with the lineage leading to Homo neanderthalensis."

Ian Tattersal, quản thủ nhân học ở BT Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã nói với Discovery News ông đồng ý rằng Ceprano "thích hợp để thuộc về những loài Homo heidelbergensis của thế giới. Nhưng ở châu Âu, loài này cùng thời với dòng dẫn đến  Homo neanderthalensis".

If Homo heidelbergensis did arrive before modern humans, "it must thus have been via an earlier, presumably African, representative of the species," Tattersall explained.
Nếu Homo heidelbergensis đã tới đây trước cả người hiện đại (homo sapiens), "phải qua một đại diện sớm hơn của loài này, có lẽ là đại diện châu Phi", Tattersall giải thích. 

While many eyes are on Heidelberg Man as being the likely common ancestor to Neanderthals and our species, the jury is still out as to where that pivotal evolution took place.
Trong khi nhiều con mắt đổ dồn vào Heidelberg Man  như là đại diện tổ tiên chung của người Neanderthal và loài chúng ta (homo sapiens), hội thẩm đoàn vẫn chưa biết cuộc cách mạng mấu chốt đã xảy ra ở đâu.

Anthropologist Eric Delson of Lehman College, The City University of New York, thinks the new study is "very interesting and takes a good approach," but he believes additional research is needed to elucidate exactly when, where and how Neanderthals and modern humans originated.
Nhà nhân chủng học Eric Delson , Lehman College, The City University of New York cho rằng nghiên cứu mới này "rất thú vị và có cách tiếp cận tốt", nhưng ông tin rằng cần có những nghiên cứu bổ sung để làm sáng tỏ nguồn gốc (khi nào, nơi nào và làm thế nào) của người Neanderthals và người hiện đại (modern humans).  
Lâm Thị Mỹ Dung dịch



Rời khỏi địa đàng hay hành trình chiếm lĩnh trái đất


Rời khỏi địa đàng hay hành trình chiếm lĩnh trái đất

Hà văn Thùy

Thế kỷ XX song hành hai giả thuyết về nguồn gốc loài người. Thuyết “Một trung tâm” cho rằng con người hiện nay được sinh ra tại châu Phi rồi lan tỏa ra khắp thế giới. Dựa vào một số chứng cứ khảo cổ và cổ nhân chủng học, thuyết “Đa trung tâm” chứng minh rằng con người xuất hiện ở nhiều nơi trên Trái đất rồi tiến hóa lên. Ở nửa sau thế kỷ, khi nghiên cứu di cốt của người Neanderthal tìm được ở nước Đức, thuyết “Đa trung tâm” thắng thế, gần như thành quan niệm chính thống của cộng đồng khoa học thế giới.

Nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, nhờ những phát hiện đột phá do công nghệ di truyền mang lại, thuyết Nguồn gốc châu Phi được đại đa số giới khoa học ủng hộ.

Nhân đây xin nói qua vài nét về công nghệ di truyền. Khi thụ tinh, mã di truyền của cá thể cha và mẹ được kết hợp trong hợp tử. Tại đây xảy ra quá trình phân ly và tái tổ hợp gen theo mẫu được định sẵn để tạo ra cơ thể mới. Quá trình này giống như trò chơi ghép hình. Nếu mọi mảnh ghép đều được xếp đúng chỗ thì không còn gì để nói. Nhưng thiên nhiên đã gây ra một “trục trặc” tuyệt vời là trong mỗi lần “xếp hình”  lại có những mảnh dư ra. Đó là những mitochondrial (mtADN) mang đặc trưng của cá thể mẹ và Y-chromosome mang đặc trưng của cha. Di truyền học gọi đó là gen Adam và Eve.  Từ những gen này, người ta nhận diện được thế hệ mới phát sinh, từ đó lần ngược về quá khứ của dòng giống. Hiện tượng này đã giúp cho con người sáng tạo ra công nghệ tuyệt vời, giống như ngồi trong cỗ máy thời gian, bay ngược lại gặp không những tổ tiên xa trăm, nghìn mà còn truy ra vị thái tổ xuất hiện 200.000 năm trước cho đến con khỉ đầu tiên rời cành cây để bước thẳng trên đồng cỏ châu Phi 2,5 triệu năm qua và còn đi xa hơn nữa…

Không chỉ cho biết các thế hệ đã từng sống trước đây, mtDNA và Y-chomosome còn cho biết chính xác địa điểm mà những tổ tiên chúng ta đã sống trong quá khứ. Nhờ vậy, di truyền học giải quyết được nhiều vấn đề từng gây tranh luận. Vai trò của người Neanderthal trong cây phả hệ loài người là một thí dụ. Những người theo thuyết “Đa trung tâm” cho rằng người Neanderthal là tổ tiên người châu Âu và những người đứng thẳng Homo erectus khác là tổ tiên người châu Á. Nhưng từ nghiên cứu gen, phát hiện được rằng, gen của Neanderthal chỉ có vết tích rất mờ nhạt trong bộ gen người hiện đại, vì vậy cùng lắm thì người Neanderthal cũng chỉ là anh em họ của chúng ta. Người ta cho rằng, người Neanderthal có mặt ở châu Âu trước, sau đó người hiện đại Homo sapiens đến và xảy ra hòa huyết ít nhiều giữa hai giống người. Không bao lâu sau, do không thích nghi với khí hậu thay đổi, người Neanderthal tuyệt chủng.

Dựa trên việc truy tìm gen Adam và Eve, các nhà di truyền học đã vạch ra hành trình của con người chiếm lĩnh Trái đất. Theo tiến sĩ Stephen Oppenheimer của Đại học Oxford, tác giả cuốn sách quan trọng Địa đàng ở phương Đông, cuộc hành trình có những bước chính sau:

 1.Khoảng 160.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens đã sinh sống ở châu Phi. Bằng chứng khảo cổ học sớm nhất được biết đến là mtDNA và Ychomosome của người cổ được tìm thấy ở Đông Phi.

2 Từ 160.000 đến 135.000 năm trước
Bốn nhóm người săn bắt-hái lượm đi về phía nam tới Mũi Hảo Vọng, tây nam tới Congo Basin, phía tây tới Côte d’Ivoire, mang theo thế hệ thứ nhất của gen mtDNA típ “L 1”

3 Từ 135.000 tới 115.000 năm
Vào khoảng 125.000 năm trước một nhóm tiến về Sahara xanh, đi qua cổng phía bắc, tới sông Nile tại Cận Đông.

4. Từ 115.000 đến 90.000 năm trước
Nhánh đi tới Cận Đông bị tiêu diệt vào 90.000 năm trước. Một đợt băng giá khốc liệt xảy ra ở vùng này và Bắc Phi. Khu vực này sau đó bị người Neanderthal chiếm.

5.Từ 90.000 tới 85.000 năm trước.
Khoảng 85.000 năm trước, một nhóm băng qua mũi của Biển Đỏ rồi men theo bờ phía nam bán đảo A Rập tới Ấn Độ. Tất cả những người sống ngoài châu Phi đều thuộc nhóm này.

6. Từ 85.000 tới 75.000 năm trước.
Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới nam Trung Hoa.

7. Từ 74.000 năm trước tại vùng TobaIndonesia
Núi lửa Toba của Sumatra phun mãnh liệt tạo ra ‘mùa đông nguyên tử” kéo dài 6 năm và tiếp đó là 1000 năm băng hà cùng sự tàn phá đầy bi kịch, tiêu diệt không dưới 10.000 người. Tro núi lửa phủ dầy 5 m trên Ấn Độ và Pakistan

8. Từ 74.000 đến 65.000 năm trước.
Theo sau sự hủy diệt của Tiểu lục địa Ấn Độ, con người tới tái dịnh cư tại đây. Những nhóm vượt biển bằng thuyền từ Timor tới châu Úc và từ Borneo tới New Guinea. Lúc này ở những vĩ độ thấp phương Bắc trở nên mát mẻ hơn.

9. Từ 65.000 đến 52.000 năm trước.
Khí hậu ấm lên vào 52.000 năm trước khiến cho những nhóm người từ bán đảo A Rập tiến lên phía bắc, tới vùng Lưỡi Liềm màu mỡ và trở lại Cận Đông. Từ đây họ tiến vào châu Âu qua eo Bosporus vào khoảng 50.000 năm trước.

10. Từ 52.000 tới 45.000 năm trước
Mợt đợt băng hà ngắn. Người Aurignacian với văn hóa Đá cũ muộn di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria châu Âu. Đồ đá kiểu mới xuất hiện tại Danube của Hungary sau đó ở Áo.

11. Từ 45.000 tới 40.000 năm trước.
Nhóm từ duyên hải Đông Á di cư vế phía tây qua Trung Á rồi lên Bắc Á. Từ Pakistan họ đi tới Trung Á và từ Đông Dương qua vùng Tebet tiến tới cao nguyên Qinh-hai

12. Từ 40.000 tới 25.000 năm trước
Những người từ Trung Á đi về hướng tây tới Đông Âu, phía bắc tới Vòng Bắc cực và sang Đông Á để bắt đầu tiến về đông bắc lục địa Á – Âu. Thời kỳ này xuất hiện những đồ mỹ thuật, như là Chauvet cave ở Pháp.

13. Từ 25.000 tới 22.000 năm trước
Tổ tiên của thổ dân Mỹ từ Siberia băng qua eo Berinh tới Alaska, theo hành lang băng tuyết tới Meadowcroft trước kỳ băng giá cuối cùng….

14. Từ 22.000 tới 19.000 năm trước
Trong suốt thời kỳ băng hà cuối cùng, phía bắc châu Âu, Á và Bắc Mỹ trở nên hoang vắng, chỉ có từng nhóm người trú tại những nơi ẩn náu. Tại Bắc Mỹ, hành lang băng bị đóng lại và con đường ven biển bị đóng băng.

15. Từ 19.000 tới 15.000 năm
Thời kỳ băng giá cuối cùng 18.000 năm trước. Tại Bắc Mỹ, phía nam vùng băng, những nhóm người tiếp tục phát triển đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và gen. Họ đi xuống Nam Mỹ. Xuất hiện nghệ thuật đá của thổ dân Úc.

16. Từ 15.000 tới 12500 năm trước
Khí hậu trái đất tiếp tục được cải thiện. Con đường ven biển được mở lại. Con người tới sống ở Monte VerdeChile khoảng 11.790 đến 13.555 năm trước tính theo C 14. Những công cụ đơn giản bằng đá, đá cuội được phát hiện

17. Từ 12.500 đến 10.000 năm trước.
Khoảng 12.500 năm trước, Bắc Mỹ được chiếm lĩnh lại bởi những người từ phía nam lên và những người sống sót tại chỗ. Tại vùng Cận Bắc cực, 11.500 năm trước, những người sống sót tại khu vực eo Berinh trở thành người Eskimo, Aleuts và người nói tiếng Na-Dene

18. Từ 10.000 đến 8.000 năm trước.
Chấm dứt thời băng hà cuối cùng, mở ra sự phát triển nông nghiệp.Sahara trở thành đồng cỏ xanh. Hươu cao cổ xuất hiện ở Niger. Con người tái chiến đất Anh và bán đảo Scandiavia

Trình bày trên chưa phải là tiếng nói cuối cùng của hành trình tìm lại cội nguồn nhân loại.
 Năm 2005 một nhóm nhà khoa học do tiến sĩ Spencer Wells chủ trì, được tài trợ khoản tiền 41 triệu USD của Hội Địa lý quốc gia Mỹ (Natonal Geographic), IBM và Quỹ từ thiện Waitt Family, tíến hành Dự án Bản đồ gen (Genographic). Công việc dự kiến 5 năm, lấy mẫu máu của 100.000 người trên khắp hành tinh, giải đáp những câu hỏi sau:
* Dân cư cổ nhất ở Châu Phi và bởi vậy cổ nhất thế giới là ai?
* Những đội quân của Alexander Đại đế hành quân theo con đường nào?
* Ai là những người đầu tiên chiếm lĩnh tiểu lục địa Ấn Độ?.
* Có thể thu được DNA nguyên vẹn từ di cốt của Homo erectus và những dạng người khác không?
* Chủ nghĩa thực dân ảnh hưởng ra sao đến những mẫu di truyền học ở Châu Phi?
* Có sự pha trộn nào với gen Homo erectus trong khi người hiện đại lan tỏa khắp Đông Nam Á?
* Có quan hệ nào giữa những mẫu di truyền học của thổ dân Úc và tiếng nói lịch sử của họ?
* Nguyên nhân sự khác nhau giữa những nhóm người là gì?.
Chúng ta hy vọng, hồi sau còn lắm điều hay.

Đó là nói về chung nhân loại, vậy còn người Việt Nam, người Đông Á thì sao? Chúng tôi đã trình bày trong cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, ở đây chỉ xin nói vắn tắt.

Rất may cho chúng ta là, cuối năm 1998, nhóm khoa học Mỹ - Trung Quốc do giáo sư Y. Chu dẫn đầu công bố kết quả Dự án Đa dạng di truyến người Trung Quốc (Chinese Human Genome Diversity Project) với những nét chính như sau: “70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens từ Trung Đông theo đường Ấn Độ-Pakistan rồi men bờ biển Nam Á tới định cư tại miền Trung và Bắc Việt Nam. Nghỉ lại đây 10.000 năm, người tiền sử lai giống, tan tỏa khắp lục địa Đông Nam Á sau đó một bộ phận di chuyển sang châu Úc và các đảo ngoài khơi. Khoảng 40.000 năm trước, khí hậu ấm lên, người từ Đông Dương đi lên khai thác lục địa Trung Hoa. Khoảng 30 đến 15.000 năm trước, người từ Trung Hoa đi lên Siberia rồi vượt eo Berinh sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Người phía bắc Trung Quốc thuộc chủng Mongoloid phương Bắc. Người phía Nam Trung Quốc và đại bộ phận dân cư Đông Nam Á, Nhật Bản, Triều Tiên thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Trong các dân châu Á, người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất.”

Dựa trên tài liệu của Y. Chu cùng tư liệu khảo cổ, cổ nhân chủng học cũng như truyền thuyết, lịch sử Việt Nam và Đông Á, chúng tôi đề nghị hành trình của tổ tiên chúng ta như sau:

- Người tiền sử tới nước ta gồm hai đại chủng Mongoloid và Australoid. Họ hòa huyết thành 4 chủng: Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid, đều thuộc loại hình Austrloid. Thời gian này mực nước biển thấp hơn bây giờ 130 m. Vinh Bắc Bộ phía nam Hải Nam là đồng bằng Nanhailand, phía nam Đài Loan đến Indonesia là đồng bằng rộng lớn Sundaland. Người tiền sử chiếm lĩnh đồng bằng cây cối xanh tốt, nhiều cá và thú rừng, nguồn thức ăn dồi dào. Nhờ ưu thế lai và thức ăn đầy đủ, người tiền sử sáng tạo dụng cụ Đá mới mà thành tựu ưu việt là chiếc rìu đá cuội mài có vai, công cụ tiên tiến nhất loài người khi đó.

- Lên phương Bắc, người từ Đông Nam Á mang theo rìu đá mài, được gọi là việt. Người tiền sử lấy cái việt đầy tự hào đó đặt tên cho mình với danh xưng người Việt. Khoảng 20.000 tới 15.000 năm trước, từ trung tâm Hòa Bình, người Việt sáng tạo ra giống lúa, khoai sọ, giống gà, giống chó. Những vật nuôi cùng giống cây theo chân người lan rỏa ra khắp Đông Nam Á và lên Trung Hoa. Do sống trong không gian địa lý rộng  lớn, 4 chủng người Việt phân ly thành nhiều nhóm khác nhau, được gọi là Bách Việt. Khoảng 4000 năm TCN, người sống trên đất Đông Á chiếm trên 60% nhân số thế giới. Người Việt phát triển nền nông nghiệp lúa nước ở trình độ cao, giỏi dùng thuyền, làm chủ biển Đông.

- Cũng khoảng thời gian trên, có những nhóm Mongoloid riêng biệt từ phía tây Đông Dương đi lên chiếm lĩnh vùng Tây Bắc Trung Quốc và địa bàn Mông Cổ hiện nay, trở thành tổ tiên những bộ lạc Mông Cổ sống du mục thuộc chủng  Mongoloid phương Bắc.

- Khoản 2600 năm TCN, người Mông Cổ vuợt Hoàng Hà chiếm đất của người Bách Việt. Thủ lĩnh Bách Việt Đế Lai hy sinh,  Đây có thể là cuộc chiến khốc liệt. Nhiều đoàn người Việt phải di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà tới Nhật Bản, Triều Tiên, và các đảo vủng Đông Nam Á.

- Chiếm đất phía nam Hoàng Hà, người Mongoloid phương Bắc hòa huyết với người Việt còn ở lại, tạo ra chủng Mongoloid phương Nam, được gọi là người Hoa Hạ, tổ tiên người Hán sau này.
Trong những dòng thuyền nhân lánh nạn, có những con lai Mông Cổ, thâm chí cả những tù binh Mông Cổ. Những người này hòa huyết với người Australia bản địa, tạo ra chủng Mongoloid phương Nam. Đến khoảng 2000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam trở nên thành phần chủ thể trong cư dân Đông Á. Loại hình Australoid thu hẹp lại, trở thành dân thiểu số.
 Dòng thuyền nhân người Việt do Lạc Long Quân dẫn dắt từ lưu vực Hoàng Hà trở về miền Trung Việt Nam, cùng người Việt tại chỗ lập nước Văn Lang. Từ đây, những người Việt hiện đại thuộc chủng Mongoloid phương Nam ra đời, theo thời gian, trở thành chủ thể của vùng đất từ Việt Nam lên tới nước Ngô nước Sở bên sông Dương Tử.
Trên đây là thiển ý của chúng tôi rất mong quý vị cao minh chỉ giáo,
                                    
Sài Gòn, tháng 10. 2007
Share on faceboo

Phải chăng người Neanderthal đã dùng lông chim làm trang sức?

Phải chăng người Neanderthal đã dùng lông chim làm trang sức?
Michael Marshall

Toàn văn tiếng Anh:
Italy has ruled the fashion world for longer than we thought. That, at least, is the claim of archaeologists who say they have evidence that Neanderthals were using feathers as ornaments 44,000 years ago. The tenuous claim adds fuel to the debate over whether our distant cousins were simple brutes or as cultured as Homo sapiens.
Marco Peresani at the University of Ferrara in Italy found 660 bird bones mixed in with Neanderthal bones in Fumane cave in northern Italy. Many of the wing bones were cut and scraped where the flight feathers were once attached, suggesting the feathers had been systematically removed.
Just like the shells which Neanderthals may have worn as jewellery, Peresani thinks the feathers were used as ornaments. He dismisses other explanations on the grounds that many of the species are poor food sources and fletched arrows had not been invented at the time.
João Zilhão at the University of Barcelona in Spain says it is more evidence that Neanderthals were as cultured as H. sapiens. On the other hand, Thomas Higham at the University of Oxford says Peresani has pushed his data too far.


Bản dich (Lâm Thị Mỹ Dung dịch): Nước Ý đã thống trị thế giới thời trang xưa hơn chúng ta nghĩ. Ít nhất, đó là theo tuyên bố của những nhà khảo cổ học, những người cho rằng họ có bằng chứng người Neanderthal đã sử dụng lông chim như những đồ trang sức cách đây 44.000 năm. Tuyên bố mong manh này đã đổ thêm dầu vào cuộc tranh luận rằng người láng giềng xa của chúng ta là những người cục mịch thô sơ hay là những người văn hóa hóa giống như người hiện đại sớm Homo sapiens


Marco Peresani, Đại học Ferrara ở Ý đã tìm thấy 660 xương chim lẫn cùng với xương của người Neanderthal ở hang Furnane ở miền bắc nước Ý. Rất nhiều xương cánh chim bị cắt và nạo ở nơi mà những lông của cánh đã từng gắn vào. Điều này chứng tỏ những lông này đã bị nhổ ra một cách có hệ thống.  


Cũng giống như những mảnh vỏ nhuyễn thể đã được người Neanderthal đeo làm đồ trang sức, Peresani cho rằng những lông chim này đã được sử dụng làm đồ trang trí. Ông đã loại trừ những lý giải khác về cơ bản khi cho rằng những giống chim này là nguồn thức ăn nghèo nàn và những mũi tên bắn chưa được phát minh vào thời kỳ này.

João Zilhão, Đại học Barcelona, Tây Ban Nha cho rằng đây là bằng chứng bổ sung rằng người Neanderthal đã được văn hóa hóa như người H.sapiens. Mặt khác, Thomas Higham ở Đại học Oxford lại nghĩ là Peresani đã đẩy dữ liệu của mình quá xa. 

Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người


Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người


Người hiện đại về giải phẫu (Homo sapiens sapiens) xuất hiện đầu tiên ở đâu và khi nào? Bằng chứng hóa thạch và kỹ thuật di truyền cho thấy, họ có nguồn gốc Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước; và các cuộc di cư chiếm lĩnh hành tinh chỉ bắt đầu từ 60 ngàn năm trước. Tuy nhiên hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra khi họ gặp những người có trước, như người Neanderthal hay người đứng thẳng. Người hiện đại thay thế hoàn toàn những người đó hay có sự hòa huyết ít nhiều giữa họ với nhau?
Dẫn nhập:
Thuật ngữ “người hiện đại về giải phẫu” dùng để chỉ tổ tiên xưa của chúng ta, mà hình thể khá giống nhân loại hiện nay; và để phân biệt họ với những loài cũng được gọi là “người” dựa trên các đặc trưng như tỷ lệ não so với cơ thể tăng và khả năng sở hữu nền văn hóa vật chất, bao gồm công cụ đá 1.
Hóa thạch 2 triệu năm tuổi cho thấy, có thể người hiện đại tiến hóa từ người cổ, bao gồm người đứng thẳng (Homo erectus), người Heidelberg và người Neanderthal.
Đó là lý do xuất hiện Thuyết tiến hóa trên nhiều vùng, cho rằng lịch sử loài người bắt đầu gần 2 triệu năm trước, khi người đứng thẳng rời khỏi châu Phi lần đầu tiên. Sau đó là hai cuộc đại di cư khác, xảy ra vào khoảng 650 ngàn năm (ứng với sự xuất hiện của người Heidelberg tại châu Âu và người Neanderthal tiến hóa từ họ tại châu Âu và Trung Á) và 130 ngàn năm trước (ứng với người Cro-Magnon, tức người hiện đại về giải phẫu) 2. Và sự hòa huyết thường xuyên giữa các vùng giúp toàn nhân loại không tách biệt nhau về mặt di truyền 3.

Ngược lại, Thuyết rời khỏi châu Phi cho rằng, người hiện đại chỉ liên quan với làn sóng di cư thứ ba khoảng 60 ngàn năm trước, theo những nghiên cứu mới về di truyền học. Và họ thay thế hoàn toàn những người cổ trước đó. Vì thế nó mang nhiều tên gọi như Thuyết rời khỏi châu Phi mới đây, Mô hình nguồn gốc duy nhất, Mô hình thay thế hay Giả thuyết nguồn gốc châu Phi mới đây.
Sự khác nhau giữa hai mô hình dẫn tới “cuộc tranh luận về nguồn gốc người hiện đại”. Trước kia, cuộc tranh luận tập trung vào bằng chứng hóa thạch và khảo cổ; nhưng từ 20 năm nay, di truyền học ngày càng có vai trò quan trọng. Phần lớn nghiên cứu tập trung phân tích hình thái biến đổi di truyền trong những người đang sống. Cụ thể hơn, chúng dựa trên thực tế, quá khứ tiến hóa sẽ để lại dấu vết khả kiến trong bộ gene của chúng ta. Nghiên cứu các “dấu gene” đó, có thể tái hiện sự tiến hóa theo thời gian và địa lý. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cố gắng phân tích các ADN cổ, như ADN của người Neanderthal, loại người tuyệt chủng 28 ngàn năm trước sau khi từng thống trị châu Âu và Trung Á hàng trăm ngàn năm. Qua đó có thể giúp trả lời câu hỏi, liệu người Neanderthal có để lại dấu vết trong bộ gene của chúng ta hay không. Nếu có, đó là bằng chứng của sự hòa huyết; nếu không, đó là bằng chứng cho thấy, chúng ta tiến hóa hoàn toàn riêng biệt, nếu các nguyên nhân khác được loại trừ (ví dụ tuy có hòa huyết, nhưng nếu số lượng người Neanderthal nhỏ thua 10 lần, gene của họ cũng đã biến mất) 4.
Kỷ lục hóa thạch
Vượn người tách khỏi các loài vượn khoảng 6-7 triệu năm trước. Hóa thạch của loài đi bằng hai chân có niên đại trên 6 triệu năm. Còn hóa thạch vượn người đi bằng hai chân tại châu Phi có tuổi khoảng 4.2 triệu năm. Loài vượn người này (đi thẳng, ít nhất trên mặt đất) có não không lớn hơn não vượn, nhưng mặt và răng lớn hơn.
Người đứng thẳng (H. erectus) xuất hiện tại châu Phi 1.8 triệu năm trước, với tỉ lệ các chi giống người hiện đại, kích thước não tăng, răng nhỏ và biết dùng công cụ đá. Cho đến lúc đó, quá trình tiến hóa chủ yếu xảy ra tại châu Phi, nhưng một số H. erectus đã tới Đông Âu và Đông Nam Á khoảng 1.7 triệu năm trước. Một số H. erectus còn sống tại Đông Nam Á đến tận 27-54 ngàn năm trước, và có thể liên quan với người lùn H. floresiensis, sống ở đảo Flores phía Đông Indonesia 18 ngàn năm trước.
Hậu duệ của người đứng thẳng thuộc nhóm người cổ, đóng vai trò cầu nối giữa người ban đầu (H. erectus) và người hiện đại (H. sapiens sapiens). Người cổ có kích thước não gần như người hiện đại, nhưng hộp sọ thấp hơn và có hình dạng khác, cũng như khuôn mặt lớn hơn. Trước họ được phân loại là người tinh khôn cổ (H. sapiens cổ), nhưng nay có xu hướng phân loại họ thành hai loài hay nhiều hơn. Nhiều nhóm trong đó được phân loại là người Heidelberg (H. heidelbergensis), từng sống tại châu Phi, châu Âu và có thể cả châu Á khoảng 800-200 ngàn năm trước. Ngoài ra là người Neanderthal, sống tại châu Âu và Trung Á đến tận 28 ngàn trước. Họ có khuôn mặt và hộp sọ khác người Heidelberg và người tinh khôn. Một số nhà nhân học xem họ là một chủng thuộc người tinh khôn (H. sapiens neanderthalensis), trong khi số khác lại xem họ như một loài riêng biệt (H. neanderthalensis).
Các mô hình về nguồn gốc loài người:Như viết ở trên, cốt lõi của cuộc tranh luận là vấn đề quan hệ giữa người cổ và người hiện đại. Họ tiến hóa hoàn toàn riêng biệt hay có sự hòa huyết ít nhiều với nhau?Thực ra xem hai giả thuyết có tính đối ngược nhau là một quan niệm không chính xác. Trên thực tế chúng có một số điểm chung. Vì thế nhiều nhà nhân học kết hợp hai mô hình với nhau, tạo ra một số mô hình lai. Relethford (2001) gọi chúng là “các mô hình nguồn gốc chủ yếu từ châu Phi” 1. Theo đó thì các đặc trưng hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên tại châu Phi (phù hợp với Thuyết rời khỏi châu Phi), nhưng sau đó có sự trộn gene với người cổ ngoài châu Phi (phù hợp với Thuyết tiến hóa đa trung tâm). Từng có quan niệm, người ngoài châu Phi góp 80% vào bộ gene chung; nhưng nay giới học giả thừa nhận, tỉ lệ đó không vượt 30%, thậm chí không quá 10% 4.
Bằng chứng hóa thạch:Bằng chứng hóa thạch có ủng hộ quan niệm người hiện đại xuất phát từ châu Phi trước khi di cư tới mọi vùng trái đất hay không? Một thời gian dài, các hóa thạch gợi ý rằng, sự xuất hiện người hiện đại tại châu Phi xảy ra khoảng 130 ngàn năm trước, dù còn nhiều tranh cãi về giải phẫu và thời gian cụ thể. Tuy nhiên đến nay bức tranh đã rõ ràng hơn nhiều, với việc phát hiện người H. sapiens idaltu vào năm 2003. Thêm nữa, người hiện đại tại Omo, Ethiopia, được định niên lại là 195 ngàn năm trước. Trong khi đó, sự xuất hiện người hiện đại ngoài châu Phi đều muộn hơn nhiều: 92 ngàn năm trước tại Trung Á, 60-40 ngàn năm trước tại Australia và 40-30 ngàn năm trước tại châu Âu. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, điều đó không mặc nhiên ủng hộ Mô hình thay thế, vì bài toán hòa huyết vẫn chưa thể loại trừ.Một số bằng chứng khảo cổ gợi ý có sự hòa huyết, vì nhiều đặc tính giải phẫu bền vững với thời gian, cả ở người cổ và người hiện đại. Nhưng một số nhà nhân học cho rằng, đó là những đặc trưng được di truyền từ tổ tiên chung của người cổ và người hiện đại (tức từ khoảng 2 triệu năm trước). Đặc biệt hóa thạch 25 ngàn năm tuổi của em bé 4 tuổi tại Lagar Velho, Bồ Đào Nha, mang một số đặc trưng của người Neanderthal đã tuyệt chủng cho thấy, có thể hòa huyết là sự thật. Một số người không đồng ý như vậy, khi cho rằng, đó là em bé H. sapiens sapiens dị dạng do bệnh tật 5.
Cây phả hệ di truyền:Nhân học phân tử là một phân ngành nhân học chuyên dùng các phân tích phân tử và di truyền để khám phá nguồn gốc và tiến hóa loài người hay để phân loại và xem xét quá trình tiến hóa của các động vật nhân hình. Nó bắt nguồn từ Thế chiến I, khi hai thầy thuốc tại thành phố Thessaloniki, Hy Lạp, nhận thấy rằng thương binh bị tai biến truyền máu phụ thuộc vào quốc tịch. Đầu những năm 1950, Cavalli-Sforza nghiên cứu sự khác biệt di truyền giữa các tộc người bằng cách khảo sát protein đặc trưng cho các nhóm máu. Khác biệt ở protein phản ánh sự khác biệt trong hệ gene mã hóa chúng.Sau đó giới nghiên cứu quan tâm chủ yếu tới ADN, yếu tố mang thông tin di truyền. Ngoài ADN trong nhân tế bào chiếm phần chủ yếu, còn có ADN trong ti thể, bào quan chuyên tạo năng lượng cho tế bào. Các ADN này đảm trách việc tổng hợp 37 protein mà ti thể cần để sinh năng lượng. Được biết từ 1963, nhưng vai trò của chúng, đặc biệt trong nhân học phân tử, chỉ được biết trong thập niên 1980. Chúng được di truyền theo đường mẹ con.Năm 1987, trên tạp chí Nature, dựa trên kết quả nghiên cứu ADN ti thể của các tộc người khác nhau, ba nhà khoa học Cann, Stoneking và Wilson đưa ra một phát hiện chấn động dư luận: Toàn bộ nhân loại trên trái đất hiện nay là hậu duệ của một người phụ nữ sống tại Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước. Đó là nàng Eva ti thể, theo cách tôn xưng của giới truyền thông 6.
Đứng trước sự phê phán, năm 2000, Nature đăng tải công trình của Ingman và đồng sự, trong đó họ lặp lại được những kết quả chính của ba nhà khoa học nói trên với niên đại 172 ± 52 ngàn năm.Cuối thế kỉ trước, khoa học bắt đầu quan tâm tới ADN trong nhiễm sắc thể Y, loại nhiễm sắc thể qui định giới tính nam, do cha truyền cho con trai. So với ADN ti thể, ADN nhiễm sắc thể Y mang nhiều nucleotide hơn gấp hàng ngàn lần (hàng chục triệu so với 16 ngàn), nên có thể tăng cường độ chính xác khi tìm kiếm sự khác biệt di truyền giữa các tộc người. Để làm điều đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hàng trăm dấu gene, là vị trí ADN có những đột biến đặc trưng cho một nhánh tiến hóa cụ thể trong cây phả hệ gene.
Nghiên cứu của Spencer Wells, hiện lãnh đạo Đề án bản đồ gene do Hội địa lý quốc gia Mỹ, hãng IBM và Quĩ gia đình Waitt tài trợ (dùng 40 triệu USD nghiên cứu ADN của 100 ngàn người trên khắp hành tinh cho đến năm 2010), cho thấy, toàn thể nam giới trên hành tinh hiện nay đều có nguồn gốc từ người đàn ông duy nhất sống tại Đông Phi 60 ngàn năm trước. Đó là chàng Adam nhiễm sắc thể Y, đối tác của nàng
Eva ti thể sống từ hơn 100 ngàn năm trước đó 7. (Kinh Thánh xem Adam và Eva là hai người đầu tiên trên thế giới; còn tại Đông Phi có nhiều Adam và Eva, nhưng chỉ Adam của Wells và Eva của Cann mới có hậu duệ hiện đang tồn tại. Con cháu của các Adam và Eva khác đều đã tuyệt chủng. Và cũng không có hiện tượng thắt cổ chai trong dân số tại các thời điểm khảo sát). Eva của Cann và Adam của Wells được gọi là tổ tiên chung gần nhất (TTCGN) của loài người, theo các tiêu chí ADN ti thể và ADN nhiễm sắc thể Y. Cần lưu ý rằng, từng hệ tiêu chí có TTCGN của riêng mình.Đầu thế kỉ 21, khi hoàn tất bản đồ gene người, với ba tỉ “chữ cái” (nucleotide) trong toàn bộ gene, khoa học có thêm một công cụ mạnh mẽ để nghiên cứu nguồn gốc và tiến hóa loài người. Bằng cách so sánh bộ gene của các tộc người, có thể biết sự tiến hóa giữa họ theo thời gian và địa lý với độ chính xác cao hơn hai kĩ thuật trước đó rất nhiều 8.
Các kĩ thuật di truyền khẳng định ưu thế của Thuyết rời khỏi châu Phi, nhất là khi biết giữa các loài tinh tinh chỉ tại châu Phi còn có sự biến đổi ADN ti thể và gene nhiễm sắc thể Y lớn hơn sự biến đổi di truyền trong toàn thể loài người, bất chấp địa bàn phân bố của tinh tinh hẹp hơn địa lý phân bố của loài người rất nhiều. Nói cách khác, người hiện đại có sự đồng nhất rất cao về mặt di truyền, cho thấy nhiều khả năng họ có chung nguồn gốc. Theo Pearson, Đại học New Mexico, Mỹ, giả thuyết người hiện đại thay thế hoàn toàn người cổ là cách giải thích đơn giản nhất cho thực tế đó.Kĩ thuật di truyền cũng chứng tỏ, 60 ngàn năm trước, số lượng người hiện đại trên toàn hành tinh chỉ khoảng 10 ngàn trong độ tuổi sinh sản 4.
Các cuộc di cư chủ yếu:Theo những công bố mới nhất của Đề án bản đồ gene, hành trình chiếm lĩnh trái đất của người tinh khôn (Homo sapiens) có thể miêu tả lại như sau 9, 10:
· 200.000-60.000 năm trước: Người hiện đại tiến hóa tại Đông Phi. Bắt đầu có một số cuộc di cư nội châu Phi và vượt biển Đỏ sang Trung Đông. Người vượt biển hoặc bị diệt vong hoặc quay lại cố hương khi đối mặt với người Neanderthal (cuộc chạm trán lần thứ nhất).
· 60.000-55.000 năm trước: Vượt biển Đỏ tại eo Bab el Mandeb sang Yemen rồi men theo bờ biển Ấn Độ Dương tới lục địa Sunda (gồm vùng Đông Nam Á chưa bị biển ngăn cách) rồi đi tiếp tới Australia. Ngoài ra là các nhánh tới Cận Đông và Trung Á. Tất cả các cuộc di cư này đều được nhận chân nhờ dấu gene M*. Từ Ả-rập Xê-út có hai nhánh quay ngược về Bắc và Đông Phi (dấu gene đặc trưng là M1).
· 55.000-40.000 năm trước: Đây là thời kì dư cư điển hình của người hiện đại. Một nhóm từ vài trăm tới một vài ngàn người tinh khôn (dấu gene M168) vượt biển Đỏ rồi tách đôi tại Trung Đông. Một nhánh (dấu gene M174) đến Sunda, lên Đông Bắc Á, tới Siberia và Mông Cổ, trước khi vòng xuống Tây Nam Trung Quốc. Nhánh thứ hai hoặc tới Bắc Âu (dấu gene R) hoặc tới Trung Á (Bắc Afganistan). Từ đây Homo sapiens đi xuống Đông Nam Á và châu Úc (dấu gene B); xâm nhập miền Trung (dấu gene F) và Nam
Các cuộc di cư dựa trên ADN nhiễm sắc thể Y (màu xanh) và ADN ti thể (màu vàng)
Trung Quốc (dấu gene B); ngược lên Mông Cổ, Altai (Siberia) và Bắc Trung Quốc (dấu gene A, B, F). Nhiều nhánh vượt Siberia qua eo Bering để tới Bắc và Nam Mỹ (dấu gene A, B, C, D).Và họ tiếp tục xâm nhập Trung Á (M9); Ấn Độ (M69); theo bờ biển tới Sunda trước khi sang Philippines và Australia, cũng như lên Đông Bắc Á, vào Siberia, đồng thời theo bờ Thái Bình Dương sang Tây Bắc Mỹ (đều mang dấu gene M130)
· 40.000-35.000 năm trước: Từ Trung Á tới châu Âu (M173), Trung Âu và bán đảo Iberia (M343), một nguyên nhân khiến người Neanderthal tuyệt chủng (cuộc chạm trán lần thứ hai, với kết quả ngược với lần thứ nhất). Cũng từ Trung Á, họ tiếp tục xâm nhập Tây Bắc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc (M175),
· 35.000-30.000 năm trước: Từ Tây Nam Trung Quốc, Homo sapiens tới Đài Loan (M119), Indonesia, Triều Tiên và Nhật Bản (cùng mang dấu gene P31).
· 20.000-10.000 năm trước: Từ Đông Á, người tinh khôn di cư tới Tây Bắc Mỹ (M217). Từ Bắc Afganistan, người hiện đại di cư lên Bắc Âu (LLY22), qua Siberia tới Alaska (M242), rồi tới Bắc và Nam Mỹ (M3). Từ Đông Nam Á, họ đi tới châu Đại Dương (M4); còn từ Nam Trung Quốc, họ ngược lên tới Hoàng Hải (M122).Đó là mốc thời gian và địa lý của những cuộc di cư chủ yếu. Thông tin chi tiết hơn có thể tìm tại địa chỉwww.nationalgeographic.com trên mạng.
Nghiên cứu của Templeton:Bằng chứng di truyền học giúp Thuyết rời khỏi châu Phi giành được sự thắng thế hoàn toàn trước Thuyết tiến hóa đa vùng? Không hẳn như vậy, mà nghiên cứu của Templeton là minh họa điển hình 2,11.Là người thách thức Thuyết rời khỏi châu Phi, Templeton khảo sát 25 vùng ADN, gồm ADN ti thể, ADN nhiễm sắc thể Y, 11 dấu gene gắn với nhiễm sắc thể X và 12 dấu gene dùng ngày 6 triệu năm tuổi khi người và tinh tinh bắt đầu tách nhau để định chuẩn. Kết quả cho thấy 15 dấu gene chứng tỏ sự di cư; và niên đại của các cuộc di cư không phù hợp với giả thuyết rời khỏi châu Phi chỉ một lần. Thay vào đó là ba cuộc đại di cư vào ba thời điểm khác nhau: 1) khoảng 1.9 triệu năm trước ; 2) khoảng 650 ngàn năm trước: và 3) khoảng 130 ngàn năm trước.
Điều đáng nói là kết quả của Templeton phù hợp với bằng chứng hóa thạch. Cuộc di cư thứ nhất ứng với sự xuất hiện và lan tỏa của người đứng thẳng (H. erectus). Cuộc di cư thứ hai ứng với sự gia tăng kích thước hộp sọ khoảng 700 ngàn năm trước và phù hợp với sự xuất hiện của người Heidelberg. Làn sóng di cư cuối cùng ứng với người hiện đại về giải phẫu. Vì thế Templeton kết luận, giả thuyết thay thế không phù hợp, vì dấu gene người cổ vẫn lưu truyền đến tận hôm nay.Không phải ai cũng đồng ý với Templeton 4.
Nghiên cứu của Takahata, Lee và Satta (2001) cho thấy, tỉ lệ dân số châu Phi so với Á - Âu khoảng 9:1. Với 10 ngàn người châu Phi, dân số Á - Âu chỉ là 1.000 người trong tuổi sinh sản. Trong không gian địa lý quá rộng lớn, nhân số nhỏ như vậy không đủ để họ sống sót. Còn những dấu gene có tuổi hơn 200 ngàn năm thì xuất phát từ tổ tiên chung của người đứng thẳng và người hiện đại khoảng 2 triệu năm trước, chứ không phải từ người Heidelberg hay người Neanderthal 11.Số phận người Neanderthal:Trước làn sóng di cư từ Trung Á về phía Tây Âu của người hiện đại, người Neanderthal lùi dần về bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay) trước khi tuyệt chủng 28 ngàn năm trước. Nguyên nhân của biến cố này là một thách thức đối với khoa học hiện đại.

Theo Wynn và Coolidge (2008), người Neanderthal tuyệt chủng vì họ không có năng lực tinh thần như người hiện đại 12. Bằng chứng khảo cổ cho thấy, công cụ đá của họ không hề cải tiến suốt 200 ngàn năm. Điều đó chứng tỏ người Neanderthal thiếu năng lực phát minh. Trong lúc đó, người hiện đại tạo ra các bức bích họa hoành tráng tại nhiều hang động khắp châu Âu, như hang Lascaux hay Chauvet tại Pháp, từ hơn 30 ngàn năm trước. Vì thế người Neanderthal thua trong cuộc đấu tranh sinh tồn, nhất là khi họ đủ trí tuệ để nhận biết và lo lắng trước ưu thế của người hiện đại. Nói cách khác, sự thua kém trong năng lực trí tuệ và sự căng thẳng trường diễn đã giết chết những người xấu số đó, cho dù giữa họ và người hiện đại dường như không có đụng độ vũ trang.
Vậy người hiện đại và người Neanderthal có hòa huyết hay không? Hiện Viện nhân học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức, cùng Công ty Khoa học sự sống 454 tại Connecticut, Mỹ, đang giải mã bộ gene từ hóa thạch xương người Neanderthal 40 ngàn năm tuổi tìm thấy tại Croatia. Theo Stix, Scientific American, July 2008, câu trả lời sẽ có trong vòng 12 tháng tới 3. Khi đó sẽ biết, trong mỗi chúng ta có dấu vết di truyền của người Neanderthal hay không.
Kết luận:Từ những điều đã trình bày, có thể rút ra các kết luận như sau:
1. Có hai giả thuyết về nguồn gốc loài người là Thuyết rời khỏi châu Phi và Thuyết tiến hóa trên nhiều vùng.
2. Thuyết rời khỏi châu Phi cho rằng người hiện đại tiến hóa tại châu Phi 200 ngàn năm trước rồi tỏa ra khắp hành tinh khoảng 60 ngàn năm trước; họ thay thế hoàn toàn những người có trước như người Heidelberg hay người Neanderthal.
3. Thuyết tiến hóa trên nhiều vùng xem người hiện đại xuất hiện tại nhiều vùng và sự trộn gene thường xuyên giữa các vùng giúp cả nhân loại đồng nhất về mặt di truyền.
4.Một số nhà nghiên cứu hợp nhất hai giả thuyết thành Thuyết nguồn gốc chủ yếu từ châu Phi, xem người hiện đại xuất hiện tại châu Phi trước khi di cư tới các lục địa khác. Tại đó họ hòa huyết với những người có trước, với phần đóng góp ngoài châu Phi vào bộ gene chung không quá 10%.
5. Các kĩ thuật di truyền khẳng định ưu thế của Thuyết rời khỏi châu Phi, nhưng cũng không loại trừ khả năng trộn gene giữa người hiện đại và người Neanderthal. Lời giải đáp có thể có trong vòng 12 tháng, kể từ tháng 7-2008.

Vĩ thanh:
Từ 2004, nhà văn Hà Văn Thùy, vốn được đào tạo chính qui về sinh học, hăng hái tuyên truyền cho giả thuyết, từ 40.000 năm trước, người Việt đã lên khai phá lục địa Trung Hoa. Vì thế người Việt là nguồn gốc của người Hán, tiếng Việt là chủ thể của tiếng Hán, và người Việt sáng tạo nhiều thành tựu văn hóa vẫn được xem là của người Hán 13. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống mà Kim Định, Lê Mạnh Thát và một vài tác giả khác đã xây dựng nền móng, với một chiều kích hoàn toàn mới, cao rộng hơn rất nhiều.Không khó để thấy sai lầm của tác giả, vì ông lập thuyết chủ yếu dựa trên cuốn Địa Đàng phương Đông: Lục địa Đông Nam Á bị chìm, một cuốn sách phổ biến khoa học không được đánh giá cao của Oppenheimer, chuyên gia nhi khoa nhiệt đới người Anh 14; và diễn giải sai công trình về bộ gene người Trung Quốc của Chu và 16 đồng tác giả đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science, ngày 29-9-1998 15.Oppenheimer cho rằng con đường phía Nam, từ châu Phi qua biển Đỏ rồi men theo bờ Ấn Độ Dương tới lục địa Sunda (vùng Đông Nam Á lúc chưa bị nước biển nhấn chìm như hiện nay), là con đường di cư chủ yếu từ 80-90 ngàn năm trước. Từ đây người tinh khôn tỏa ra khắp thế giới; nên Đông Nam Á được gọi là Địa Đàng phương Đông.Nghiên cứu trong 10 năm qua, tính từ thời điểm công bố hai công trình mà Hà Văn Thùy dùng để lập thuyết, cho thấy, đó là quan điểm sai lầm về thời gian (60.000 năm trước mới có đợt di cư quyết định cuối cùng) và địa lý. Theo Wells và nhiều người khác, con đường phía Bắc, từ Trung Đông lên Trung Á (Bắc Afganistan) mới là hành trình chủ yếu. Khoảng 90% dân cư ngoài châu Phi hiện nay là hậu duệ của những nhà thám hiểm con đường này từ 50-40 ngàn năm trước 16.Vậy người Hán có nguồn gene chủ yếu từ đâu? Chủ yếu từ người Mongoloid phương Bắc (có nguồn gốc Altai thuộc Siberia; Trung Á; và Đông Nam Á, mà ban đầu cũng từ Trung Á), và từ người Mongoloid phương Nam (hậu duệ của người Mongoloid phương Bắc di cư xuống Tây Nam Trung Quốc, Tây Bắc Đông Nam Á. Người Việt có thể có nguồn gốc Mongoloid là vì vậy 17).
Tài liệu tham khảo
1. Relethford JH (2008), Genetic evidence and the modern human origins debate, Nature Heredity, 100: 555-5632. Templeton AR (2002), Out of the Africa again and again, Nature, 416: 45-513. Stix G (2008), Traces of a distant past, Scientific American, July 2008, pp 38-454. Pearson OM (2004), Has the combination of genetic and fossil evidence solved the riddle of modern human origins?, Evolutionary Anthropology, 13: 145-1595. Weaver TD, Roseman CC (2008), New developments in the genetic evidence for modern human origins, Evolutionary Anthropology, 17: 69-806. Mitochondrial Eve, Wikipedia, the free encyclopedia, atwww.wikipedia.com7. Y-chromosomal Adam, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com8. Wade N (2006), Before the Dawn: Recovering the Lost History of Our Ancestors, Penguin9. Atlas of the Human Journey, at www.nationalgeographic.com10. Wells S (2007), Deep Ancestry: Inside the Genographic Project, Natl Geographic11. Desalle R, Tattersall I (2008), Human Origins: What Bones and Genomes Tell Us about Ourselves, Texas A. & M. Univ. Press12. Wynn T, Coolidge FL (2008), A stone-age meeting of minds, American Scientist, vol 96, 1: 44-5113. Hà Văn Thùy (2008), Rời khỏi Địa Đàng hay hành trình chiếm lĩnh Trái đất, Văn nghệ, 19-4-200814. Stephen Oppenheimer, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com15. Chu JY, Huang W, Kuang SQ, et al (1998), Genetic ralationship of populations in China, PNAS, vol 75, pp 11763-1176816. Spencer Wells, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com17. Ballinger SW, Schurr TG, Torroni A, et al (1992), Southeast Asian mitochondrial DNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migrations, Genetics, 130: 139-152

Đỗ Kiên Cường
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=78&CategoryID=32&News=2259