Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Lịch sử Ai Cập thời kì Tân vương quốc


Lịch sử Ai Cập thời kì Tân vương quốc


Tác giả : Mark Healy
Minh họa : Angus McBride
Xuất bản : Osprey Military
Dịch : Hà Khánh


Lời mở đầu

Nửa sau thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thế lực nhằm thống trị khu vực duyên hải phía đông Địa Trung Hải hay còn được gọi là khu vực Levant. Cuộc tranh giành giữa các đế chế phản ánh tầm quan trọng về kinh tế của khu vực ngày nay là Syria và Lebanon nhưng cũng không hoàn toàn giải thích được sự chú ý liên tục của người Hittite, người Mitani và người Ai Cập. Điều này hoàn toàn đúng với thế lực sau cùng. Vương quốc của “hai vùng đất” đã chứng kiến lãnh thổ Levant sụp đổ ngay trong khu vực ảnh hưởng của mình. Dù sao với nhưng chiến dịch quân sự vượt xa bờ bắc sông Eurphrates nhằm chiếm lại những thành phố đặc biệt quan trọng về chiến lược như Tunip và Kades chống lại  đầu tiên là vương quốc Mitanni và sau đó là người Hittite có thể xem như sự kế tục các chính sách có từ thời cổ và trung vương quốc.

Các chính sách này bắt nguồn từ nhu cầu bảo đảm an ninh cho vương triều sau nhiều thế kỉ bị thống trị bởi những kẻ xâm lược-người Hyksos. Giai đoạn thống trị bởi người Hyksos gây ảnh hưởng đến người Ai Cập trong nhiều phương diện. Hậu quả lớn nhất là việc biến đổi Ai Cập trở thành một thành bang quân sự bởi những Pharaoh thuộc vương triều 18. Việc khai thác các tai nguyên nhằm tăng cường và trang bị cho một đội quân hùng mạnh kéo theo các chính sách hiếu chiến nhằm mở đường cho Ai Cập chuyển mình thành một quyền lực đế quốc. Việc quân sự hóa quốc gia Ai Cập trong bối cảnh ấy mở đường cho những yếu tố chính cho thời kì lịch sử tiếp theo- thời kì Tân vương quốc.

Bảng niên đại

(dựa theo quyển Cambridge Acient History , các năm là trước công nguyên)

1674- Người Hyksos xâm chiếm AI Cập, vương triều thứ 18
1570- Amosis trở thành Pharaoh
1565- Amosis đẩy lùi người Hyksos
1546-1526- Amosis I tiến quân vào Syria
1525-1512- Tuthmosis đụng độ các lực lượng của vương quốc Mitanni ở sông Euphrates
1512-1504- Tuthmosis II
1503-1482 - Hatshepsut
1504-1450- Tuthmosis III
1482-Trận Megiddo. Từ 1482 Tuthmosis III tiến hành các chiến dịch hàng năm chống lại người Mitanni
1450-1425- Amenophis tiếp tục đấu với người Mitanni. Các chiến dịch tại Syria và Canaan
1425-1417 - Amenophis III
1379-1362- Amenophis IV (Akhentanen), sự suy tàn của vương quốc Mitanni, sự trỗi dậy của vương quốc Tân Hittite dưới thời vua Suppiluliumas
1364-1361- Smenkhkare
1361-1352- Tutakhamun
1352-1348- Ay
1348-1320- Horemhab

Vương triều thứ 19
1320-1318 Ramases I
1318-1304 các chiến dịch của Seti I vào vùng Levant và Canaan
1304-1237 Ramases II
1300 Trận Qadesh
1284 Hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và người Hittite
1236-1223 Merneptah
1222-1200 thời kì Turmoil

Vương triều thứ 20
1200-1198 Sethnakhte
1198-1166 Ramases III
1200 - sự xâm chiếm của các bộ tộc trên biển, kết thúc của các thế lực cũ trong khu vực
1113-1085 Ramases IV . Kết thúc thời kì tân vương quốc

hình 1 :vùng lenvant


Sự cai trị của người Hyksos

Sự tìm hiểu về đế quốc Ai cập thời tân vương quốc phải được truy ngược về những phản ứng tự nhiên của dân Ai Cập trong thời kì bị cai trị bởi người Huksos suốt thời kì Trung vương quốc thứ 2 từ 1640-1532 BC. Sự hình dung truyền thống của người Ai Cập về người Hyksos như là một sự tái xâm nhập mạnh hơn của những tộc người Semite. Được nhấn mạnh bởi sự trang bị vũ khí đồng và chiến xa, sự đốt phá và nô dịch do người Hyksos tiến hành khắp vùng đất của hai vương quốc là một chủ đề lôi cuốn số đông.

Đây là cách lý giải dễ được chấp nhận để giải thích vì sao Trung vương quốc lại rơi vào tay những kẻ thống trị ngoại quốc. Tuy nhiên đây là một cách nhìn có vẻ sai lệch. Sự thật có lẽ ít kịch tính hơn nhiều.Cách gọi Hyksos lần đầu tiên được dùng (theo sử gia Do thái Josephus trong quyển Contra Apionem) bởi nhà viết sử Ai Cập Manetho. Nó gợi nên hình dung sai lệch của người Ai Cập về thời kì hiau khasut hay những kẻ thống trị ngoại quốc. Đây là cách gọi phản ánh thái độ của họ với kẻ xâm lược, trong đó khái niêm Hyksos đồng nghĩa với "lũ người". Triều đại của người Hyksos có thể xem như cao trào của một đợt sóng di dân và thâm nhập của người châu Á vào châu thổ sông Nile diễn ra từ trước vương triều thứ 12 và mở rộng vào vương triều thứ 13. Mang theo những đặc tinh văn hóa riêng biệt của mình nhưng người châu Á đã dần dần xâm nhập và khẳng định vị trí của mình trong xã hội Ai Cập lúc này trong trong gia đoạn suy tàn và rối ren vào thời kì cuối của Trung vương quốc. Vào 1720 BC họ đủ mạnh để chiếm được quyền điều khiển đô thành Avaris ở đông bắc châu thổ, địa bàn nhanh chóng trở thành thủ phủ của vương quốc Hyksos. Trong vòng 50 năm sau đó , Memphis thủ phủ cổ xưa phía bắc Ai Cập rơi vào tay họ.

Như vậy, tiến trình nam tiến vào vùng châu thổ diễn ra một cách chậm chạp và cùng với đó là sự chiếm lĩnh các quyền lực bị suy yếu , điều này diễn ra mà không hề cần đến một ưu thế về quân sự nào. Khó có thể cho rằng người Hyksos có những ưu thế về công nghệ quân sự ngoại trừ chính sự suy yếu của người Ai Cập đã mang tới cơ hội thành công cho những kẻ xâm lấn. Ngoài ra, mặc dù đã ổn định ở hạ Ai Cập, người Hyksos cũng tránh tiến xa hơn về phía nam mặc dầu đã thu hẹp vương quốc ai cập đáng kể đến mức trở thành một quốc gia chư hầu. Khả năng hạn chế của họ trong việc quản lí một vùng đất lớn của Ai Cập là hậu quả của sự thiếu năng lực của các lực lượng quân sự.
ặc dù tự xưng là những nhà cai trị hợp pháp của Ai cập thuộc vương triều thứ 15, những vua Hyksos vẫn còn những đối thủ cạnh tranh khác là những vua Ai cập thuộc vương triều thứ 17 - vương triều Theban. Một lãnh thổ mới được thiết lập tại Cusac, gần Asyut ngày nay ở miền trung Ai Cập vào năm thứ 3 dưới triều vua Kamose, pharaoh cuối cùng của vương triều thứ 17. Tuy nhiên quốc gia Ai Cập Theban tiếp tục bị suy giảm sức mạnh bởi sự đánh mất vùng Nubia nhiều tài nguyên và nhân lực cùng với sự mở rộng quyền lực của các lãnh chúa người Cush ở miền nam Nubia. 

M

Những phát hiện khảo cổ chứng minh một nên văn hóa mộc mạc của vương triều Theban là một
bằng chứng, mặt khác thời kì hòa bình giữa Theban và người Hyksos cho phép sự giao lưu nối liền giúp cho người Ai Cập tiếp thu những kỹ nghệ mới mà người Hyksos mang đến từ vùng đất Palestine và xa hơn nữa. Cũng từ người Hyksos mà xuất hiện thành lũy Zebu ở vùng Ai Cập. Những hoa màu và ngũ cốc mới được gieo trồng cùng với sức sàn xuất được tăng đáng kể nhờ bánh xe và khung dệt vải đứng. Và đáng kể nhất là kỹ nghệ chiến tranh với công nghệ đồ đồng vượt trội của vùng trung đông so với trung Ai Cập. Dân dần vương quốc Theban đã hấp thụ được hầu
hết nhưng công nghệ mới như cách dùng bánh xe, vũ khí đồng và cung hỗn hợp những thứ vốn mang lại ưu thế cho nhưng kẻ thống trị họ. Quan trọng nhất là những kinh nghiệm trải qua dưới sự thống trị của ngoại tộc đã phá vỡ nếp suy nghĩ truyền thống về sự ưu việt về văn hóa của Cổ và Trung vương quốc cũng như nâng cao sự cảnh giác của vương quốc trước những hiểm họa lân bang. Một hình dung rằng biên giới phía đông phải trở thành bất khả xâm phạm kéo theo các chính sách có tác động sâu sắc đến vùng Nubia và levant trong vòng 300 năm tiếp theo.

hình 2: chiếu rìu tế lễ của pharaoh Amosis người sáng lập vương triều thứ 18 dân lên mẹ của mình là nữ hoàng Ahhotep. Ở giữa chiếc rìu khắc hình ảnh của Amosis hạ sát một kẻ thù, có lẽ là một chiếc binh Hyksos. Đầu rìu được mạ vàng và có niên đại khoảng 1570 BC.

hình 3: một trong những đóng góp đáng kể của người Hyksos vào văn hóa Ai cập có lẽ là kỹ nghệ vũ khí đồng, nhờ đó người ai cập có thể san xuất những vũ khi như thanh kiếm ngắn này để trang bị cho các chiến binh, nó có một gân đồng ở giữa để tăng độ cứng. Thanh kiếm trong hình có đuôi mạ vàng và có lẽ là một phần thưởng của Pharaoh cho sự dũng cảm.


Chiến tranh giải phóng

Cuộc đấu tranh của triều Theban chông lại người Hyksos có lẽ bắt đầu từ vương triều của Seqenenre Tao II, người mà khảo cổ cho thấy hộp sọ đã chịu nhưng vết thương lớn mang đến cái chết trong một trận chiến. Con trai của ông,  Kamos ,là người đã bắt đầu các chiến dịch giải phóng chống lại vua Hyksos là Apophis . Những tuyên bố này được  Kamos ghi rõ lại trong văn bia kể về chiến dịch quân sự của ông chống lại người Hyksos, nó tuyên bố chiến tranh với người Hyksos cũng như bất cứ người Ai Cập nào hợp tác với người Hyksos “ ta sẽ đốt rụi nhà cửa của bọn mi, bởi tội lỗi của bọn bây gây ra khi phục vụ cho người Châu Á chống lại Ai Cập, những người chủ của bọn mi..” Thái độ dứt khoát đó cổ vũ tinh thần chống ngoại xâm và làm tăng sự oán giận chống lại những người hợp tác với kẻ thù. Sự thật thì nòng cốt quân đội của người Hyksos tập trung xung quanh đội quân chiến xa và một ít bộ binh. Phần nhiều trong quân đội của họ là bộ binh người Ai cập đến từ các tỉnh lị ủng hộ họ.


Hình 4 :  Nubia là xứ rất quan trọng đối với Tân vương quốc như là nguồn cung cấp vàng và các nguyên liệu thô khác. Đây cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực cần thiết khi tuyển quân. Người Medjay tương tự như những tù nhân Nubia được mô tả ở đây được sử dụng rộng rãi trong quân đội của Kamose trong những đơn vị dùng cho trinh sát hoặc tập kích.

Chiến dịch mà Kamose tiến hành vào năm thứ 3 nắm quyền là một kiểu tập kích đường thủy truyền thống của người Ai Cập trong đó sử dụng nhiều lính đánh thuê Nubia hay còn gọi là lính Medjay bố trí hỗ trợ trên bờ . Lính medjay đã được sử dụng rộng rãi như là bô binh nhẹ hoặc quân trinh sát kể từ đầu thời kì cổ vương quốc và đóng vai trò tiền quân trong cuộc tấn công của người Theban vào thành lũy Nefrusy của người Hyksos.  Cuộc đột kích này của Kamose có lẽ được tiến hành bất ngờ do sự thiếu chứng cứ về sự đụng độ một lực lượng lớn quân đội của người Hyksos. Kamose đã chiếm được rất nhiều thuyền đầy ắp vũ khí mà ông dùng để chèo thẳng đến tấn công thủ phủ Avaris phái đông châu thổ. Ngược với những tuyên bố hoành tráng của Pharaoh về sự huy hoàng của chiến dịch, nó không mang lại yếu tố quyết định trong chuộc chiến tranh với người Hyksos và phải đến em trai của ông là Amosis mới hoàn tất công cuộc giải phóng Ai cập khỏi sự cai trị của người Hyksos.

Sau khi đánh bại các lực lượng Ai cập ủng hộ triều Hyksos, Amosis tiến chiếm Memphis trước khi tung lực lượng tiến vào phía đông châu thổ để bao vây thủ phủ Amoris. Theo sau cuộc tấn công bằng đường thủy là một đợt vây hãm kéo dài. Chứng cứ cho ta thấy được bản chất thủy bộ phối hợp của chiến dịch đến từ những mô tả được ghi lại từ một chỉ huy chiến thuyền, Ah-mose, con của Elben “ ...tôi được điều đến chỉ huy chiến thuyền Phương Bắc vì lòng dũng cảm,và do đó tôi được vinh dự đồng hành cùng tấn tối cao - sự sống, phồn vinh và sức khỏe- trên đôi chân để tháp tùng ngài trên chiến xa trong những chuyến du ngoạn”.  

Ở đây chúng ta thấy được bằng chứng đầu tiên về việc người AI cập sử dụng chiến xa. Từ đó suy ra người Ai cập đã nhanh chóng tái chiếm toàn bộ khu vực lãnh thổ phía bắc .

Vì chiến công thống nhất hai vùng đất mà Amosis được các thế hệ sau này vinh danh như người sáng lập nên vương triều thứ 18. Với việc đánh đuổi được người Hyksos, Amosis đã thiết lập nên một vương quốc hùng mạnh nhất vùng trung cận đông. Kế thừa những ảnh hưởng của người Hyksos, Amosis giờ đây là chủ của một đế quốc bao gồm cả các thành bang ở vùng Palestin và Syria, những nơi đã vinh danh ông ta bằng một đợt thao diễn quân sự mà làm ông ta hành quân xa phía bắc đến tận vùng Djahy (thuộc Phoenicia) ít năm sau đó. Có một sự chấp nhận ngầm rằng những vùng châu Á xa tới tận sông Euphrate nay chịu ảnh hưởng của người Ai cập . Khả năng quân sự vươn xa tới vùng biên giới phía đông là phương án phòng thủ hiệu quả nhất cho đế chế và trở thành chính sách chính của vương triều Ai cập để đối phó với vùng Levant, nó cũng giải thích cho sự dính líu của Ai cập đến lịch sử vùng đất này trong vòng 400 năm tiếp theo . Chính sách đó cũng kéo theo sự duy trì một quân đội thường trực và sự tái tổ chức quốc gia để có thể cung ứng cho những chiến dịch quân sự lớn hơn. 


Thời kì tiếp sau đó là giai đoạn xây dựng lại nên kinh tế và tập trung quyền lực nhằm chuyển hóa Ai cập thành một quốc gia quân sự, có khả năng duy trì một quân đội hùng mạnh và một chính sách đế quốc vươn tay tới tận vùng Palestine và xa hơn nữa đã được thiết lập. 

Hình 5: dù được mô tả là đạo quân hộ tống cho đoàn thuyền mà Hatshepsut gửi đến vùng đất “land of Punt” , hình ảnh trên cho thấy nòng cốt của lực lượng AI cập của tân vương quốc là những bộ binh và cung thủ. Họ được trang bị giáo và rìu chiến bằng đồng, được che chắn bởi khiên ngắn vát tròn. Một chiến sĩ phía sau vị chỉ huy thì mang một cây cung hỗn hợp.


Những giới hạn của cuộc chinh phục

Trong lúc vẫn có những bất đồng nhỏ giữa các học giả về việc liệu quân đội Ai cập có được triển khai ở Nubia dưới thời Amephosis I thì đến triều đại của Amosis các bằng chứng là không rõ ràng  về việc các chiến dịch của ông này được thực hiện ở nơi nào trong vùng Syria và Palestine. Tuy nhiên, người ta cho rằng quân đội Ai Cập đã viễn chinh xa tới tận thành phố Tunip bên bờ sông Orontes. Nếu điều đó là sự thực thì nó chứng tỏ Ai Cập đã cố gắng kiểm soát địa điểm này chống lại các mối đe dọa đến từ vương quốc Mitanni của người Huririan, quốc gia đang đẩy mạnh việc chinh phục vùng Syria, khu vực mà người Ai Cập đang thừa nhận chủ quyền. Những Pharaoh kế vị  sau cái chết của Aphemosis I vào năm 1625 BC đã ý thức rất rõ về việc quyền lực và sự an ninh của đế chế đi đôi với việc duy trì và triển khai một quân đội có thể phòng vệ được những khu vực trọng tâm. Quân đội lúc này thật sự được phát triển và giữ vai trò quan trọng trong xã hội Ai Cập hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử của cổ và trung vương quốc. Việc này cũng tác động lớn lao đến bản thân các chính sách ở trong nước trong vài thế kỉ tiếp theo.



Hình 7 : Vũ khí của bộ binh Ai Cập đầu vương triều thứ 18. Vũ khí tấn công chủ đạo là cây búa đồng. Thanh dao dài bằng đông bên trai là vũ khí trong gia đoạn chuyển tiếp trước khi quân Ai Cập chuyển hẳn sang dùng kiếm dài do chịu ảnh hương từ lính đánh thuê Sherden đến từ biển.


Hình 8 : Những thanh ném này là một trong những vũ khí cổ nhất được quân Ai cập sử dụng. Mặc dù đơn giản nhưng lại rất hiệu quả nên chúng được sử dụng phổ biến trong quân đội Ai cập cho tới tận thời kì tân vương quốc.

Thời kì Tuthphosis I kế tục thì vương quốc chứng kiến sự bùng nổ các hoạt động quân sự của Ai cập và vị Pharaoh mới đã mang quân chinh chiến thường xuyên hơn tất cả những gia đoạn lịch sử trước đó. Vị pharaoh này đã đạt tới những giới hạn lạnh thổ mà quân đội AI cập có thể chinh phục được. Dù Tuthphosis I không gọi chính thức kẻ thù là ai nhưng hình thức mà ông ta sử dụng , Naharin về sau được quân đội ai cập sử dụng để gọi người Mitanni. Một bia đá được ông ta cho tạc ở bờ sông Euphrate như một tuyên bố chủ quyền của Ai cập trên bờ nam con sông, nó miêu tả ông ta đcó những thành công khi đối đầu với quyền lực mới này . Bức mô tả này nằm vào khoảng 1300km cách xa AI cập là cực xa nhất phía bắc, ngược về phía nam Tuthphosis đã hành quân tới tận Kurgus ở Nubia cách Thebes 800km ngược lên con thác thứ tư của thượng nguồn sông Nile.
   


Cần nhấn mạnh giới hạn của việc chinh phục không phải nhằm mục đích chiếm đóng lãnh thổ. Amosis cho phép các thành bang ở Syria và Palestin quyền tự trị chừng nào họ còn chịu cống nạp cho AI cập. Ý nghĩa lớn nhất của những đợt hành quân trên chỉ là chứng tỏ uy quyền của Ai cập nhằm duy trì lòng trung thành của các lạnh thổ phụ thuộc và đề phòng trước bất kì mối đe dọa nào khác đến từ bên ngoài. Phải đến cháu trai của Tuthphosis thì các chính sách về lãnh thổ của Ai cập mới được củng cố như là một quyền lực đế chế.

Trong suốt thời kì của Amenophis I hay Tuthphosis I thì người Metanni vẫn chưa đủ sức để thách thức chủ quyền của AI cập ở Syria và Palestien. Bước vào vương triều của Tuthphosis III, thách thức từ người Metanni ngày càng lớn và Ai cập phải lựa chọn giữa từ bỏ những chư hầu hoặc đẩy mạnh các biện pháp hiếu chiến và chuyển mình thành một đế chế.
 


Vương quốc Metanni

Tiền thân của vương quốc Metanni được hình thành từ sự tập hợp các thành bang nhỏ phía bắc vùng Lưỡng hà vào khoảng nửa sau thế kỷ 16 BC. Trung tâm của vương được đặt ở khu vực sông Habur, nơi tọa lạc của thủ phủ Washukkani mà vị trí chính xác còn chưa được xác nhận. Trong khi dân số và văn hóa của các thành bang này đa phần là người Hurrrian thì việc xuất hiện các tên gọi có gốc Ấn-Âu cho thấy giai cấp quý tộc thống trị với quân đội có chiến xa không phải là cư dân bản địa. Tên của những vị thần được thờ cúng bởi giai cấp này không thuộc về văn hóa Hurrican mà có sự tương đồng sâu sắc với giống dân Arryan chinh phục Ấn Độ. Những kẻ thống lĩnh nhờ những ưu thế trội hơn về quân sự bởi chiến xa và ngựa chiến có những tên gọi chỉ ra điều ấy. Một ví dụ như tên của vua Tushratta của người Mitanni cùng thời với Pharaoh Amenophis có nghĩa là “kẻ sở hữu những chiến xa dữ tợn “ và Birishdashwa có nghĩa “ những chiến mã hùng mạnh”. Nói chung tầng lớp quý tộc này được xem như là  những mariyannu , có nghĩa là những chiến sĩ trẻ.

Sự đóng góp của người Mitanni vào lịch sử chiến tranh Trung Đông là không thể bỏ qua. Dù họ không phải là người mang đến những chiến xa vào vùng đất này nhưng chính sự triển khai chiến thuật thứ vũ khí mới cùng với việc tăng cường trang bị giáp cho ngựa và kị sĩ đã tác động đến không chỉ quân đội Ai cập mà còn cả người Hittite và Assyria. Dù áo giáp vảy và phiến đã được người Hurrian phát minh từ khoảng thế kỉ 17 BC thì việc trang bị rộng rãi là ở những chiến binh mariyannu của vương quốc Mitanni. Những chiếc áo đầy đủ của một chiến binh hoàng gia mariyannu cao quý thật sự rất giá trị và cầu kì trong chế tạo (hình 9), trở thành một tiêu chuẩn thước đo mà các dân tộc khác trong khu vực đã học tập theo. Ảnh hưởng của người Mitanni rất rõ trong áo giáp của cung thủ chiến xa AI cập (hình 10) . Sự tôn trọng của người Ai cập với trang bị của chiến binh mariyannu dẫn tới việc cướp bóc chiến lợi phẩm thường xuyên trong những chiến dịch của họ ở Palestine và Syria. Điều này thấy rõ hơn khi các chiến xa và thiết bị kèm theo chiếm một phần lớn trong số quà cưới được gửi bởi vua Artanama đến pharaoh Tuthmosis IV khi một hôn ước được thực hiện đánh hiệp ước đình chiến giữa hai vương quốc vào đầu thế kỉ 14 BC. Chắc chắn không có gì ngạc nhiên khi người AI cập quan sát cẩn trọng quyền lực mới đang lớn mạnh với một dự báo xung đột không thể tránh khỏi.

Ngoài người Metanni thì các thành bang khác của người Hurria hoặc không phải Hurria thuộc khu vực Syria đều nhanh chóng tiếp thu mô hình chiến sĩ miriyannu và hệ thống kỹ thuật quân sự đi cùng. Điều này giải thích vì sao pharaoh Tuthmophis III phải đích thân tiến hành tổng công 17 chiến dịch trong vòng 20 năm để kiểm soát Syria và Palestine.
 

hình 9 : áo giáp và chiến xa của chiến sĩ mariyannu
hình 10: giáp của cung thủ chiến xa Ai cập thời kì đầu của Tân vương quốc

Trở thành đế chế

Suốt thời kì của Tuthmophis I và Amenophis I thì người quyền lực của người Metanni mới chỉ hình thành. Ảnh hưởng của Ai cập ở vùng levant là chủ đạo nhưng bắt đầu có chiều hướng uy giảm vào thời kì Tuthmophis II và Hashepsut. Suốt 20 năm trong thời trị vị của Hatshepsut quân đội AI cập chưa từng tiến vào vùng Levant và hậu quả là việc suy giảm đáng kể lượng cống phẩm đến từ các thành bang ở vùng này. Nắm bắt cơ hội này người Mitanni đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ toàn bộ khu vực cho tới tận bờ biển địa trung hải , trở thành chủ nhân mới của  toàn bộ các thành bang chư hầu của Ai cập trước đây .

Sự suy giảm quyền lực của Ai cập thấy rõ trong việc nhà vua xứ Quadesh từ vùng Orontes tiến vào mở rộng lãnh thổ ở vùng Syria và tiến vào nam Palestine mà hoàn toàn không bị ngăn cản. Nghe tin hoàng hậu Hatshepsut băng hà vào năm 1482 BC, ông này thành lập một liên minh các thành bang  Syria tiến quân thách thức Ai cập ở Canaan bằng việc bao vây đô thành Megiddo. Chúng ta phải cho rằng nhà vua xứ Quadesh phải được sự hậu thuẫn ngấm ngầm hoặc công khai của lãnh chúa của ông ta ở Washukkani để tiến hành hành động khiêu khích này. Thành phố bị bao vây có một vị trí chiến lược nằm trên tuyến đường giao thương chính từ AI cập đến Lưỡng Hà. Đây không chỉ là sự đe dọa trực tiếp đến mối lợi kinh tế mà hành vi táo bạo trên cho thấy nếu không kịp phản ứng nhanh Ai cập sẽ không chỉ đánh mất toàn bộ ảnh hưởng của mình trong khu vực mà sự an toàn biên giới phía đông của đế chế cũng bị đe dọa.

Tuthmophis III đã có sự thay đổi những chính sách ngoại giao theo chiều hướng cứng rắng như một sự đáp trả và những chiến dịch quân sự được tung ra để thi hành đánh dấu một chiến lược rõ ràng  giờ đây được Ai cập theo đuổi. Các chính sách cũ của Ai cập cho phép các thành bang Syria nạp cống phẩm đòi hỏi phải duy trì những được thao diễn quân sự hàng năm ở vùng này. Thiếu vắng những hoạt động như vậy Ai cập khó lòng giữ được sự trung thành của các thành bang vốn rất lộn xộn tại đây, đặc biệt là khi họ phải đương đầu với một quyền lực thật sự mới nổi lên từ người Mitanni. Người Mitanni đã lên kế hoạch thế chân quyền lực của Ai cập bằng cách khai thác những điểm yếu của đế chế.

Tuthmophis III hẳn đã nhận thấy Ai cập cần phải có sự thay đổi hoàn toàn về chính sách. Việc buông lỏng sự quản lí không được đáp đền cần đến một chính sách khác. Palestine và Syria phải được đặt dưới sự kiểm soát, sự cần thiết của quân đồn trú chống nổi loạn Quyền cai trị các đô thành được đặt dưới sự quản lí của pharaoh. Các lãnh chúa chư hầu phải cống nạp con trai đến Ai cập để làm con tin.

Tuy nhiên Tuthmophis hẳn là không có ý định chiếm đóng toàn bộ khu vực bằng quân sự. Đó là một hình thái đế quốc nằm ngoài khả năng cung ứng và vận hành của nhà nước Ai cập. Theo nghĩa đó hình thái đế chế của nhà nước Ai cập và các thành bang chư hầu khác với ý nghĩa khi dùng để miêu tả  đế chế La mã sau này. Có thể nói Ai cập không quan đến lãnh thổ của các chư hầu. Các chiến dịch quân sự của Tuthmophis tung ra chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát lãnh thổ để đảm bảo an ninh và thu lợi ích kiểu sắt sữa bò thông qua các công phẩm hằng năm. Bởi vì Tuthmosis III đã nhìn nhận người Mitanni là một đối thủ không thể bỏ qua nên ông ta đã có những chiến dịch khôn ngoan từng bước một tiến tới một cuộc chạm trán giữa 2 quyền lực mà ông ta đã chuẩn bị trước.

Cái chết của Hatshepsut đưa Tuthmosis lên ngai vàng vào năm ông ta 22 tuổi. Trước sự nổi loạn của liên minh, ông này đáp trả một cách cẩn trọng nhưng nhanh chóng là thân chinh mang quân đối đầu với kẻ địch. Dưới sự chỉ huy của vị pharaoh cứng rắng và quyết đoàn ,được ca tụng như một trong những pharaoh vĩ đại nhất của Ai cập, quân đội mặc dầu đã lâu không hoạt động vẫn được vũ trang và luyện tập tốt để đối mặt với kẻ địch. Trên hết , Ai cập lúc này đang khát khao lấy lại những vinh quang cũ bằng cách tiêu diệt những kẻ thách thức, một đế chế cần một quân đội mạnh mẽ được rèn luyện trong chiến tranh.

Quân đội đế chế

Thống lãnh của quân đội Ai cập là pharaoh, người nắm giữ mọi quyền hành của chính phủ và là chủ của toàn thể đất nước. Tính chất to lớn mặc nhiên của quyền lực này được phản ánh torng các văn bia của các pharaoh vương triều 18 và 19 trong đó miêu tả pharaoh như là thần mặt trời, thần chiến tranh và biểu trưng cho cả ai cập.

Sự chuẩn bị cho vai trò này được tổ chức từ rất sớm, thái tử sẽ được giáo dục về nghệ thuật quân sự bởi những cưu binh được đích thân pharaoh chỉ định. Việc học tập bao gồm tất cả nghệ thuật chiến tranh bao gồm từ sử dụng vũ khí và tàu chiến đến chiến thuật và chỉ huy. Trong một xã hội đề cao sự dũng cảm thì khả năng điều khiển chiến xa và cung tên của các pharaoh rất được tôn sùng. Thật sự thì bản thân Tuthmosis II, Amenophis II và những người kế tục rất tự hào về khả năng sử dụng những vũ khí trên, những thứ rõ ràng là rất hữu dụng khi chi huy toàn quân trong chiến trận. Điều này khiến các pharaoh không chỉ điều quân khiển tướng mà còn trực tiếp tham gia trận chiến. Tuthmosis III, Amenophis II và Ramase II là những Pharaoh nổi tiếng vì trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến xa và lòng dũng cảm của họ là điều không cần bàn cãi.
hình 9 : thanh gươm đồng quodesh, tên gọi xuất phát từ hình dáng đặc trưng cong như cẳng động vật được sử dụng rộng rãi trong quân đội của các pharaoh thời kì tân vương quốc.

hinh 10 : bản khắc đá này miêu tả những chiến sĩ trong trận Qadesh, khác với những hình ảnh sơm hơn các chiến sĩ trong hình đều có khăn đội đầu, một số vẫn sử dụng rìu đồng nhưng một số được trang bị thanh kiếm quodesh ngoài khiên và giáo.
hình 11: từ khi đẩy lùi người Hyksos cho đến giữa thế kỷ 14 BC, chiến xa của người Ai cập tương đồng với những dân tộc Canaanite . Đặc trưng của những kiến xa ngựa kéo cho tới tận vương triều của Tuthmosis IV  là bánh xe có 4 nan hoa . Dù chiến xa được đóng tại Ai cập nhưng một lượng lớn của chúng là cống phẩm của các thành bang chư hầu Canaanite. Kị sĩ trong hình đang dùng chiến xa đi săn, anh ta quấn dây cương ngang lưng để rảnh 2 tay dùng kéo cung.


Quyền lực tập trung vào pharaoh có nghĩa ông ta tự mình điều hành toàn bộ hoạt động của chính phủ. Trọng trách như vậy đòi hỏi một con người cương quyết, tài trí, có sức chịu đừng, ứng biến và có tầm nhìn. Trong trường hợp các vị vua xứ Assyria, sức mạnh của vương quốc hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của vi quân vua cầm quyền.  Và thật may mắn cho Ai cập trong suốt thời kì Tân vương quốc, Ai cập đã nằm dưới tay của một vị pharaoh thiên tài và một số khác tuy không sánh bằng nhưng cũng rất tài năng.

Việc tái cấu trúc Ai cập thành một quốc gia quân sự làm xuất hiện tầng lớp chiến binh với vai trò ngày càng cao trong xã hội Ai cập. Để truy một quân đội sẵn sàng cùng với các vũ khí, khí tài kèm theo đòi hỏi phải xuất hiện những cơ chế kinh tế và quản trị mới. Những thanh gươm đồng như quedesh hay một lượng lớn mũi tên đồng chỉ có thể được làm trong những cơ sở sản xuất được quản lí bởi nhà nước. Những nơi này làm ra cả những thứ như khiên, giáo, cung chiến xa và cả tàu chiến đóng tại memphis. Những hoạt động như vậy được miêu tả trong những bức họa trong những hầm mộ thời kì tân vương quốc. Ngoài ta, không quốc gia nào có thể tạo nên một đạo quân chiến xa nếu thiếu nguồn cung cấp ngựa thường xuyên. Trong khi một lượng lớn ngựa được quân AI cập chiếm được từ chiến lợi phẩm và từ đồ cống nạp của các thành bang Syria và palestine thì vương quốc cũng tổ chức những trại nuôi và bãi thả để cung cấp số ngựa cần thiết cho quân đội. Khi xem xét các nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cho một đạo quân như vậy thì việc phát sinh chiến tranh là khó tránh khỏi. Nó thúc đẩy các pharaoh can thiệp sâu vào vùng đất Syria và Nubia, hai vùng đất có tài nguyên màu mỡ.

Cấu trúc quân đội AI cập là bản sao của cấu trúc hành chính vương quốc. Quân đoàn phía bắc đạt bản doanh tại memphis và quân đoàn phía nam tại Thebes, mỗi đơn vị được một vị thống lãnh quản lí, về sau xuất hiện thêm quân đoàn thứ 3 và đơn vị thứ 4 do Ramaese II thành lập . Mỗi quân đoàn đặt tên theo vị thần của vùng đất mà nó nắm giữ, quân đoàn tại Thebes có tên Amun, quân đoàn Ptah ở Memphis, và Re ở Memphis. Quân đoàn thứ tư thành lập vào vương triều thứ 19 đạt tại Pi được Ramaese II đặt tên theo thần Set ( Sutekh) . Các vị tướng có trách nhiệm đào tạo lính mới tuyển bổ sung cho các đơn vị và cứ điểm, cung cấp quân cho các đơn vị hộ tống hoàng gia. Các bản ghi chép thống kê số lượng lính mới tuyển và việc cung cấp các vật dụng cần thiết được thực hiện bởi cục văn khố quốc gia. Cục này lại báo cáo cho các tướng lãnh quân đội của Ai cập. Bô máy hành chánh làm việc thông qua văn thư của AI cập giúp duy trì và cập nhật thường xuyên sức mạnh của quân đội. Cơ chế vận hành hiệu quả này làm cho quân đội AI cập là một trong những quân đội tiên tiến nhất vào cuối giai đoạn đồ đồng.

Việc gia nhập quân đội có sức hập dẫn lớn với giới trẻ Ai cập phản ánh qua các văn thư lưu trữ trong các trường học. Quân đội được mở rộng tạo thêm cơ hội gia nhập và tiến thân cho cả người giàu và người tầng lớp thấp. Trong khi những người tầng lớp cao có những vị trí đảm bảo trong những đơn vị tinh nhuệ  như quân chiến xa thì những người bình dân có thể đạt tới những vị trí chỉ huy. Không tấm gương nào minh hoạt tốt hơn bằng sự nghiệp của Horemhab, người bắt đầu từ vị trí một văn thư và kết thúc ở ngai vàng pharaoh. Những pharaoh khác mà bắt đầu sự nghiệp từ quân đội có thể kể ra như Ay, Ramaese I và Amosis I. Long dũng cảm được tưởng thưởng bằng “phần thưởng vàng” dưới hình thức quyền trượng hay vũ khí (Ah-mose nói mình đã được Amosis thưởng 2 lần).

Đất đai, nô lệ và phần chia trong chiến lợi phẩm khuyến khích danh sách quân tinh nguyện. Tính giai cấp tự nhiên trong quân đội Ai cập còn được củng cố bởi khuynh hướng binh nghiệp có tính cha truyền con nối theo tước vị. Điều này được củng cố và khuyến khích trong thực tế qua việc thành lập các thuộc địa của quân đội xuyên suốt Ai cập. Tuy nhiên phần lớn quân đội được tuyển thông qua danh sách tòng quân được bố cáo ở các thành thị. Vào thời trung vương quốc quy định tỷ lệ bắt lính là một trên một trăm dân, tỷ lệ này tăng vọt vào thời tân vương quốc và đến thời Ramases II tỉ lệ này là 1/10. Có những bằng chứng cho thấy trong một số trường hợp là cưỡng bách tòng quân. Điều là bình thường vì trong thời kì Ramases II, một lượng lớn binh lính được bổ sung cho quân đội nhằm đối phó với các đe dọa từ biên cương.


Hình 12:  mặc dầu Ai cập đã phát triển chiến xa từ sau khi đẩy lùi người Hyksos, việc thiếu ngựa đã hạn chế sự phát triển nhanh chóng của đạo quân chiến xa. Nó chỉ đạt tới quy mô lơn vào thời kì của Tuthmosis III. Ngựa thật sự có giá trị trong số các chiến lợi phẩm và đồ cống nạp. Trong tranh ta thấy 2 con ngựa được mang về Ai cập. Chú ý hình ảnh đứa trẻ bên góc phải, vào thời kì củ Tuthmosis các chư hầu phải đưa con trai về Ai cập để làm con tin (bào tàng British)
 

Hình 13: Được xem như vị pharaoh vĩ đại nhất trong lịch sử AI cập. Tuthmosis thực hiện không dưới 17 chiến dịch vào vùng Syria và Pelestin nhằm kiểm soát khu vực Levant. Chiến dịch Megiddo của ông ta thành công rực rỡ đến mức ông ta được xem như Napoleon của AI cập cổ đại.
 
Hính 14:  Lực lượng tinh nhuệ của các thành bang Canaanite là loại quân chiến xa gọi là chiến sĩ mariyannu. Đây là hình ảnh minh họa lấy từ bản khắc chiến xa của Tuthmosis IV, cho thấy những yếu tố chính của trang bị và lính trên một chiến xa ngựa kéo.


Chiến tranh trong thời kì Tân vương quốc

Đội quân mà Tuthmosis III mang đi xuất phát từ cứ điểm Sile để đối đầu với liên quân đối phương tại trận Megiddo khác nhiều với lực lượng của Ramases II trong chuyến viễn chinh bắc phạt chống lại người Hittite 180 năm sau đó. Mặc dù lực lượng của Ramases lơn hơn với 4 quân đoàn và được huấn luyện và trang bị kỹ thuật tiên tiến hơn thì vẫn có nhiều yếu tố cho thấy có sự nối tiếp giữa hai thế hệ.

Mặc dù các quân đoàn chiến xa được thành lập thì quân đội của tân vương quốc cũng giống như thời kì trung vương quốc, là một đạo quân chủ yếu là bộ binh. Đây là điểm khác biệt giữa quân đội Ai cập so với người Mitanni, người Syria hay Canaanite, những quân đội chủ yếu dùng chiến xa. Điều này nói lên 2 lợi thế của người Cập. Một là so với đối thủ thì Ai cập có dân số đông đảo do đó có thể triển khai một lực lượng bộ binh lớn, thứ hai là quân Ai cập sau nhiều thế kỉ đã quen với với thành lập và duy trì kỷ luật một đạo quân lớn như vậy.

Bộ binh Ai Cập

Bộ binh chia làm hai loại. Cung thủ được trang bị cả bằng cung tổng hợp lẫn cung bằng cây uốn kiểu cũ. Thường thì cung thủ được bố trí dàn ngang nhưng được sắp xếp theo vị trí địa lý tự nhiên. Khi đối diện với quân lính được trang bị nhẹ như quan Liban thì những đợt bắn cầu vồng sẽ gây tổn thương lớn. Nếu đối mặt với bộ binh được trang bị nặng thì vai trò của cung thủ là bắn hỗ trợ cho bộ binh tham gia cận chiến. Loại bộ binh này gọi là nakhtu-qa (cậu trai tay khỏe) sẽ nhanh chóng tiến lên xếp đội hình giáo chống lại sự áp sát của đối phương trong khi sẵn sàng cận chiến với những thanh kiếm quodesh hay rìu đồng. Luôn có sự phối hợp giữa hai loại quân nhưng không có bằng chứng cho việc cả hai cùng được triển khai chung trong một đội hình cận chiến. Cả hai loại quân đều được triển khai thành những trung đội có quân số từ 200-250 lính. Tinh thần và biểu trưng của từng trung đội được thể hiện bằng cờ hiệu mang theo trên chiến trường. Các ví dụ có thể nêu như một trung đội lính Nubia dưới thời Amenophis II có tên “ Bò rừng Nubia”, những đơn vị khác của Amenophis III thì có tên là “ công lý hiển nhiên” và “ Aten tráng lệ”. Việc kiểm soát sự di chuyển của các đội hình được thực hiện bởi kèn trận, một trong số chúng đã được tìm thấy trong các khu mộ.
Lực lượng chiến xa

Đội hình bộ binh của Ai cập rõ ràng là mục tiêu chính của chiến xa Syria và Canaanite. Chiến xa sẽ gây tổn thất lớn cho bộ binh nếu tấn công một cách bất ngờ. Tuthmosis III đã chống lại việc bị chiến xa tập kích như vậy khi tránh bố trí đội hình hàng dọc khi hành quân vào thung lũng Esdraleon từ cả hai đầu nam và bắc trong chiến dịch của ông ta tại Megiddo. Tuy nhiên chiến thuật này vẫn được người Hittite sử dụng thành công khi dùng chiến xa đột kích vào quân đoàn Re của quân AI cập tại Qadesh trong lúc lính bộ binh Ai cập chỉ trông cậy vào chiến xa Ai cập để chống lại chiến xa đối phương. Điều này nói lên vai trò của chiến xa trong quân đội Ai cập là rất khác so với đối phương, vai trò chủ yếu là hỗ trợ và bảo vệ đội hình bộ binh khỏi bị tập kích và tiêu hao bởi những đợt bắn cung của chiến xa đối phương.

Người Hyksos là những tiền bối của Ai cập trong nghệ thuật sử dụng chiến xa. Và mặc dù học tập từ thêm từ dân Canaanite và các dân tộc khác nhưng khi phát triển quân đội riêng của mình, chiến xa AI cập đã có những dấu ấn mang bản sắc riêng. Điều này phản ánh trong việc thiết kế chiến xa của họ. Nếu so với chiến xa Hittite, Mitanni hay Syria thì chiến xa Ai cập mang dáng vẻ thanhl lịch hơn nhiều, thậm chí có vẻ kém uy lực hơn. Ấn tượng này mang tính cảm quan hơn thực tế. Một chiến xa hạng nặng được dùng để xông lên tấn công hoặc để cận chiến. Trọng lượng bản thân nó cùng với tốc độ di chuyển trên địa hình trống mang lại sức mạnh cho cuộc tấn công. Những kiểu chiến xa đó không thích hợp cho nhiệm vụ chính của chiến xa Ai cập cũng như địa hình ở Ai cập và Canannite. Với việc chiến xa Ai cập được bố trí trong những toán quân trinh sát tiền tiêu nhưng không phải lúc nào cũng chắc chắn biết rõ được vị trí ẩn nấp của đối phương thì thời gian phản ứng khi bị tấn công là điều quyết định. Vì khả năng triển khai chiến xa để bảo vệ bộ binh khỏi bị tập kích là điều sống còn. Chiến xa hạng nhẹ của Ai cập có thể đảm nhận nhiệm vụ kể trên. Chiến xa nhẹ nhưng có thiết kế vững chắc cũng thể hiện bề mặt địa hình mà chúng hay được triển khai. Sa mạc và đồi núi không thích hợp với chiến xa hạng nặng và vì quân Ai cập chủ yếu tham chiến tại AI cập, Sinai và Canaanite nên chiến xa phải thích hợp với điều kiện trên.
 

Người Ai cập đã phát triển và áp dụng những chiến thuật thành công chống lại chiến xa hạng nặng của địch thủ. Các chiến thuật này dựa trên sự nhanh nhẹn và cơ động của chiến xa Ai cập. Khi so sánh chiến xa Ai cập ta thấy các chiến được vũ trang hạng nặng của người Mitanni và Hittite có bánh xe với 6 nan hoa để có thể chịu sức năng thân xe, những miêu tả trên có trong các bức họa thuộc thời kì vương triều thứ 18-19.

Những chiến xa Ai cập sẽ tấn công hàng ngang với một khoảng cách được tính toán giữa các chiến xa. Khoảng trống này sẽ cho phép các chiến xa chạy vòng ngược trở lại một cách nhanh chóng sau đợt tấn công đầu tiên và cũng phải vừa đủ để ngăn chặn lối thoát của đối phương thông qua các kẻ hỡ đội hình.  Khi tấn công binh lính sẽ dùng cung tên ở tầm xa và lao ném ở tấn gần để gây tổn thất càng nhiều càng tốt. Nếu đợt tấn công hiệu quả bẻ gãy được sức kháng cự của đối phương thì quân Ai Cập sẽ nhanh chóng truy sát và gây thiệt hại nặng cho quân địch.

Điều quan trọng làm nên tính hiệu quả của chiến xa là ở những lính điều khiển vũ trang nhẹ. Những người này vũ trang bằng cung tên và lao đáp ứng nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Trong khi tấn công họ bắt giữ hoặc hạ sát kẻ địch đồng thời cũng giải cứu những lính chiến xa khác nếu họ bị ngã. Quan trọng nhất là họ phải sẵn sàng để chống lại đội hình chiến xa đối phương khi đội hình AI Cập bị tấn công trước khi chiến xa địch kịp xoay vòng và tấn công tiếp. Khả năng xoay vòng nhanh hơn của chiến xa Ai Cập có nghĩa họ có thể đón đầu cuộc tấn công bằng chiến xa của đối phương.
Hình 15 : Hình khắc đá tại đến Amun ở Karnak  mô tả Tuthmosis trong một hình ảnh biểu trưng đang túm tóc của các thành bang Canaanite mà ông ta bắt làm tù binh sau chiến dịch của mình

Hình 16: Dù lính kị binh thật sự có lẽ phải xuất hiện trong quân đội Assyria vào thế kỉ 9 BC thì tượng đất trên cho thấy người Ai cập đã sử dụng kị sĩ trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tượng trên có từ thời kì Armana
Hình 17 : Tương phản với bức tượng trên là hình ảnh khắc trong mộ ở Horemhab, kị sĩ trên được cho là đang ngồi trên “ghế của con lừa “ cưỡi ngựa không mang yên.
 

Hính 18 : Sau cái chết của cha mình, Amenophis II thực hiện nhiều chiến dịch vào Syria và Canaan để trấn áp nổi loạn. Là một người có thể chất tuyệt vời, vị pharaoh nổi danh vì tài sử dụng cung. Một hình khắc đá ở Karnak miêu tả ông ta bắn cung từ một chiến xa đang chạy trúng hồng tâm bằng đồng.

Lính hỗ trợ

Cũng như các quyền lực đế chế khác của thế giới cổ đại, người AI Cập cũng sử dụng một lượng lơn quân hỗ trợ. Ở trên đã nhắc tới loại quân Medjay, vốn sử dụng rộng rãi vào thời kì đầu của Tân vương quốc. Những đội quân khác bao gồm cả những người phải thực hiện bổn phận của chư hầu bao gồm cả các thành bang ở Syria và Canaan. Những người khác gia nhập quân đội Ai Cập theo những tuyến đường thú vị hơn nhiều, một số ban đầu là tù binh chiến tranh nhưng do có khả năng chiến đấu nên được bổ sung vào các quân đoàn. Những quân này bao gồm cả người Lybia, Nubia và quân Shepherd nổi tiến mà một số được tuyển vào đơn vị cân vệ tinh nhuệ của Ramases II.

Các quân đoàn

Trong chiến dịch thì mỗi quân đoàn là một đạo quân độc lập tác chiến. Trong khi hành quân vào lãnh thổ địch thì các quân đoàn được bố trí cách nhau khoảng 10km có thể hỗ trợ cho nhau khi cần thiết, việc thông tin được thực hiện bởi kị sĩ và chiến xa. Khoảng cách gần nhau giữa các quân đoàn tránh trường hợp khi chiến xa của một quân đoàn bị đánh bại sẽ có lực lượng ứng cứu kịp thời cho đội hình bộ binh bị tấn công. Tuy nhiên không phải lúc nào điều đó cũng được duy trì như tại trận Qadesh.

Các đạo quân của quân đoàn có thể được sử dụng thành khối tân công hoặc tách ra thực hiện các nhiệm vụ riêng rẽ và sau đó tập hợp lại. Tính chất độc lập tác chiến của các quân d9aon2 được mô tả trong một văn bản về chiến dịch của Seti I tại Palestine năm 1318 “ ...Do đó hoàng thượng cử cánh quân thứ nhất của quân đoàn Amun “Cánh cung vĩ đại” tiến đánh đô thành Hamath, cánh quân thứ nhất của quân đoàn Re, “Vô cùng dũng cảm” tiến về thị trấn Beth-Shan, cánh quân đầu tiên của quân đoàn Seth “ Sức mạnh cánh cung” tiến về Yanoam”.

Dù nhiều pharaoh tự hào về khả năng điều binh bố trí đội hình trên chiến trường nhưng thông thường quân Ai cập bố trí với lực lượng bộ binh ở trung tâm và chiến xa ở hai bên cánh. Rất ít khi quân Ai cập phải bố trí đội hình phòng thủ ngoại trừ trận Qadesh, khi mà họ không nắm được thế chủ động và bị cuốn vào trận tập kích.

Người Ai Cập cũng rất thành thạo việc chế tạo máy móc công thành. Khi tấn công vào Megiddo, Tuthmosis III đã phái một đạo quân dưới sự điều khiển của viên tướng Djehuty bao vây đô thành Jaffa. Amosis bao vây Sharuhen trong vòng 3 năm và Tuthmosis II bao vây Meigiddo hết 7 tháng. Một số cuộc vây thành như vậy được miêu tả trong lịch sử, như chiến dịch của Merneptah tại Palestine cho thấy phương pháp của phe công thành như dùng thang dây hoặc cố phá công bằng búa. Với rất nhiều pháo đài suốt miền Syria và Canaan thì người Ai Cập cũng như người Assyria về sau chú trọng việc giải quyết vấn đề quân sự tại chiến trường và cố tránh việc vây thành khi có thể. 

Hải quân

Việc sử dụng thuyền chiến trên những nhánh sông trong chiến tranh đã xuất hiện từ Ai Cập rất xa xưa. Vào thời kì Tân vương quốc, hải quân không được xem là một đơn vị độc lập mà là một phần không thể tách rời của quân đội và được triển khai rộng rãi trong các chiến dịch thủy bộ kết hợp. Ở trên đã nhắc tới các chiến dịch như vậy của Kamose và Amosis chống lại người Hyksos. Tuthmosis có một hạm đội lớn được đóng tại cảng hoàng gia Perunefer gần Memphis. Những chiến thuyền này dùng để vận chuyễn những đơn vị của quân đội đi dọc bờ biển đến các cảng ở Lebanon hoặc hỗ trợ cho các chiến dịch ở chống lại các thành bang miền nam Syria và người Mitanni. Rất nhiều trong số các chiến thuyền là tàu chở hàng.

Những miêu tả sinh động nhất về hoạt động của chiến thuyền AI Cập có thể thấy trên những vách tường của ngồi đền Medinet Habu miêu tả việc đánh bại hạm đội cướp biển của vua Ramases III. Thủy thủ của các chiến thuyền xuất thân từ bộ binh được huấn luyện và chuyển sang phục vụ trên tàu, những chiến thuyền mô tả trong bảng khắc đá ở Medinet Habu có thủ thủy đoàn lên đến 50 người. Thủy thủ được huấn luyện để có thể chiến đấu tốt cũng như chèo thuyền và điều khiển tàu.

Khi lâm trận khoảng 20 thủy thủ là các tay chèo trong khi phần con lại thiết lập đội hình tấn công. Tiếp cận tàu đối phương các thủy thủ sẽ chiến đấu bằng cung cung tên và ném đá, một số dùng móc câu để ném và kéo tàu đối phương. Khi các thuyền đã được kéo sát lại, một lượng quân vũ trang với giáo cận chiến sẽ nhảy sang tàu đối phương với sự yểm trợ bằng cung tên từ đội hình trên tàu phía sau.

Người Ai Cập đã đánh bại quân xâm lược đến từ biển bằng một chiến thuật khôn ngoan, họ đã lùa được hạm đội đối phương về phía bờ biển, nơi họ bố trí sẵn những trận mưa tên dội vào sàn tàu địch quân. Chiến thắng này được mô tả trên các điêu khắc đá tại đền Medinet Habu.


Hình 19 : vào thời kì Tuthmosis IV thì người Ai Cập đã loại bỏ ảnh hưởng của người Canaanite và chế tạo những chiến xa mang phong cách riêng. Vào cuối vương triều thì chiến xa Ai Cập sử dụng bánh xe với 6 nan hoa như trong hình. Chiến xa trong hình được khia quật từ hầm mộ của Yuya, cha dượng của Tuthmosis III.
 
 
Hình 20, 21: miêu tả trận đánh với quân xâm lược từ biển vào năm 1190 BC
 








Trận Megiddo

Xưa này không phải chỉ mỗi mình Napoleon mang quân đi viễn chinh. Sau 9 ngày hành quân, Tuthmosis III cùng đạo quân của ông ta đã từ AI Cập tiến vào Gaza phía nam Canaan. Tuyến hành quân vào Sinai gọi là “những nẻo đường của Horus” có vận tốc khoảng 15 dặm/ 1 ngày, nhưng về sau chậm lại vào khoảng 8 dặm/ ngày có lẽ vì lí do mệt mỏi hoặc đề phòng khi đi sâu vào lãnh thổ thù địch. Chiến thuật điều cánh quân của tướng Djehuty đi bao vây Jaffa nhằm mở rộng tuyến hậu cần hỗ trợ  từ bờ biển nam Canaan.Việc bao vây thành phố này cũng vì lí doTuthmosis muốn đảm bảo việc thông tin liên lạc được thông suốt và dự kiến cho tuyến đường lui quân.

Hành quân

Tiến đến vùng phụ cận ở gần Meggido vào khoảng giữa tháng 5, Tuthmosis cho gọi một hội đồng tướng lãnh đến để bàn luận các kế hoạch tác chiến. Nghiên cứu về những bản khắc miêu tả cuộc bàn luận và trận đánh giúp ta hiểu rõ hơn mặc dù lời văn chủ yếu ca ngợi vai trò anh hùng của vị pharaoh. Nội dung của các cuộc bàn luận tập trung vào việc lựa chọn các tuyến đường tiếp cận đồng bằng Esdraleon nơi đô thành Meggido án ngữ. Hai tuyến đường dễ đi và tuyến thứ ba, chặng đường Aruna thì khó khăn hơn vì nhỏ hẹp nằm trên đỉnh những ngọn đồi khiến quân đội dễ bị tập kích. Lợi thế của nó là tiếp cận trực tiếp với Meggido cho phép quân đội tiến vào đồng bằng chỉ cách thành phố ít hơn một dặm. Ý kiến về tuyến đường này theo báo cáo ghi nhận thì các tướng lãnh đều đồng ý rằng quá mạo hiểm so với lợi thế đạt được. Nếu sử dụng tuyến đường này thì theo họ “người xếp sau người, ngựa theo sau ngựa” và lối thoát ra thì mong manh như thảm họa.

Việc bàn luận phải hết sức kỹ lưỡng vì cả pharaoh và các tướng lãnh thông qua quân thám báo đều biết liên quân đối phương đã bố trí các lực lượng phòng thủ và lực lượng chiến xa tại hai tuyến đường dễ đi, đặc biệt là tại tuyến Taanach. Họ có thể đã lên kế hoạch sẵn sàng tấn công quân Ai Cập một khi họ tiến vào đồng bằng Esdraleon. Các quân đoàn sẽ bị tập kích chia cắt, dễ bị tổng thương bởi chiến thuật tấn công bằng chiến xa, một khi mà chiến xa của các quân đoàn không còn sức phòng thủ thì bộ binh sẽ dễ làm mồi ngon cho các trận mưa tên của đối phương. Khi đó cho dù quân đội AI Cập kịp thời triển khai đội hình tấn công thì thương vong cũng đã đáng kể. Chiến thuật của người Canaan đã được người Ai Cập biết tiếng và dù thiếu vắng những chiến dịch trong vòng 20 năm vào khu vực này thì phần lớn các tướng lãnh Ai Cập đều có kinh nghiệm thực chiến với người Canaanite.

Tuthmosis rõ ràng tin tưởng rằng lợi thế của tuyến thứ ba đáng kể đánh cuộc hơn sự nguy hiểm và có lẽ củng cố lý lẽ của mình bằng quyết tâm sắt đá khiến các tướng lãnh phải quy thuận. Nếu họ đã chọn tuyến hành quân ít mạo hiểm hơn và sử dụng một trong hai tuyến đường dễ đi thì có thể đối phương cũng nghĩ như vậy và tuyến đường thứ ba sẽ không được phòng thủ? Cho đến lúc địch quân phát hiện ra sự có mặt của quân AI Cập ở đồng bằng thì người Ai Cập đã kịp triển trai thế trận tấn công và không phải chịu tổn thất không đáng có nếu sử dụng 2 tuyến đường kể trên. Mặc dù vẫn có hoài nghi của các tướng lãnh nhưng Tuthmosis đã chọn quyết đinh cuối cùng được ghi trong văn bản thể hiện ý chí mạnh mẽ của mình “ Trẫm sẽ tiến quân theo lối Aruna. Ai trong số trong các người mong theo chân ta hãy tiến lên, và dù các người có những nghi ngờ về kế hoạch thì lòng trung thành của các người với thánh thượng, trẫm luôn biết rõ và tin tưởng”

Sau hai ngày hành quân, người AI Cập tiến đến khu đồi Aruna và vào sáng sơm ngày thứ 3, tiến trình bắt đầu. Tại nơi rộng nhất, tuyến đường cũng chỉ khoảng 100m ngang. Điều thú vị ở chỗ những nhà bình luận thay nhau miêu tả sự khó khăn của chiến xa khi tiến quân theo nẻo đường hẹp trong khi quên mất điều cốt yếu là chiến xa AI Cập được thiết kế khá nhẹ và chắc chắn một phần lớn đã được mang vác trong khi ngựa được tháo ra và dẫn đi riêng. Cuộc hành trình của cả đoàn quân tốn hơn 12 tiếng đồng hồ và không ngừng cho đến tận khuya, lúc họ cắm trại nghỉ đêm. Khi hành quân tiến vào đồng bằng hẳn bộ chỉ huy AI Cập có thể trong thấy phần lớn địch quân đang hối hả rút về để phòng thủ Meggido, như vậy khi màn đêm buông xuống trước mặt họ là Meggido và đội quân phòng thủ. Ván bài của Tuthmosis đã ngả ngũ và yếu tố bất ngờ chiến thuật đã đạt được.

Việc quân AI Cập phải cắm trại qua đêm ngay khu vực đỉnh đồi đã được các miêu tả nhấn mạnh. Như vậy không thể bỏ qua mối nguy bị tập kích bất ngờ và pharaoh đã lênh cho lính gác phải “ hãy sẵn sàng và kiên trì” cũng như “hãy chuẩn bị vũ khí của các người sẵn sàng cho cuộc tấn công ngày mai”, như vậy có thể cho rằng một bộ phận lớn quân đội đã phải thức trắng đêm.
Trong kế hoạch này thì sự lạc quan của pharaoh không phải là của tất cả các tướng lãnh còn lại bởi nếu cuộc tấn công thất bại, việc lui quân sẽ vô cùng khó khăn cho người AI Cập vì hậu đội của họ vẫn còn trên những sườn đồi. Những cảm giác hoài nghi và sợ hãi nhanh chóng tan biến ngay khi tiếng kèn trận vang lên. Cho tới lúc này chúng ta biết rằng đây là trận đánh lớn đầu tiên mà Tuthmosis trực tiếp cầm quân cũng như đợt giao tranh đầu tiên của quân đội Ai Cập trong gần 20 năm.

Dàn quân

Sáng hôm sau pharoh bắt đầu triển khai thế trận. Ngự trên chiến xa bằng vàng hợp kim bạc, đầu đội vương miện chiến tranh màu xanh, nhà vua được mô tả “ trang hoàng với bộ giáp chiến tranh nhà vua trông giống như thần Horus, giống như Montu, giống như Theban trong khi cha của ngài, thần Amun ban phép cho ngài sức mạnh”. Đoạn văn “ giờ đây quan đội chuẩn bị tấn công tổng lực ” đề cập đến việc triển khai thế trận tuy nhiên nó cũng nhắc tới việc , trong khi quân đội di chuyển đội hình thì họ đã diễu hành qua trước vị trí của nhà vua. Điều này không phải là không đáng tin. Việc quân đội AI Cập với chiến xa và cờ xí ngợp trời diễu binh hẳn là gây một ấn tượng mạnh mẽ lên nhuệ khí của quân địch lúc này cũng đang tập hợp và triển khai đội hình. Ngoài ra việc việc pharaoh cho duyệt binh như vậy với tiến kèn và trống trận vang dội ắt hẳn cũng nâng cao sĩ khí của những binh sĩ lần đầu ra trận và giúp họ tự tin hơn cho lần chạm trán đầu tiên.

Tuthmosis chia quân đội làm ba đạo. Cánh trái ở tây bắc Meggido, quân trung tâm do Tuthmosis chỉ huy và cánh phải ở phia nam suối Qina. Quân đội đối phương được miêu tả là rất đông, không ít hơn 330 vị vua và quân đội của riêng họ, “ hàng triệu binh lính, hàng trăm ngàn thủ lãnh cưỡi chiến xa”.

Trận đánh

Các chi tiết về trận đánh nằm rải rác nhưng tự trung là trận đánh diễn ra rất nhanh. Ngay sau đợt tấn công mạnh mẽ của đạo quân pharaoh ở trung tâm, đội hình đối phương bị bẽ gãy và hoảng loạn. Làn sóng hoảng loạn nhanh chóng tỏa ra khắp đội hình liên quân và quân đội lập tức tháo chạy bỏ lại chiến xa, ngựa và chiến lợi phẩm. Những người trong thành phố đã đóng chặt cánh cổng lớn nhằm ngăn quân AI Cập vào thành. Một hình ảnh buồn cười xuất hiện trong đám loạn quân là quân trong thành đã thả dây để cứu thoát vua của Kadesh và Meggido trong số những kẻ bỏ chạy. Nhiều quân bỏ chạy đã thoát thân bằng cách vứt lại chiến lợi phẩm. Nếu quân AI Cập không bận thu thập những chiến lợi phẩm này, hẳn họ đã có cơ hội tuyệt vời để chiếm lấy đô thành Meggido trong lúc lộn xộn. Viên sĩ quan ghi chép hẳn đã nhìn thấy cơ hội bị bỏ lỡ và sự mất hàng ngũ của quân Ai Cập. Có ý kiến cho rằng điều này chỉ ra sự yếu kém về kỷ luật của quân AI Cập, tuy nhiên đây không phải là điều hiếm thấy, những quân đội có kỷ luật tốt hơn nhiều vẫn khó vượt qua những cám dỗ như vậy trên chiến trường mà những lính của Wellinton tại trận Victoria năm 1813 là một ví dụ điển hình.  

Tuthmosis tiến hành bao vây thành phố và tuyên bố phải hạ thành bằng mọi giá “ vì vị trí thống trị của Meggido ở toàn thể các thành bang phía bắc nên việc chiếm giữ đô thành này là việc hạ được hàng ngàn thành phố khác”. Một hào dài được đào xung quanh thành phố và rào chắn bằng gỗ được dựng lên. Cũng phải mất bảy tháng đến tháng 12 năm 1482 TCN thành phố mới chịu đầu hàng. Chiến lợi  phẩm thu về rất lớn bao gồm 2014 con ngựa được đem về cho các trại gây giống ở AI Cập.

Chiến thắng ở Meggido có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tác động của nó rõ ràng đã mang lại sự yên ổn cho cả khu vực trong gần như hầu hết thời gian còn lại của vương triều. Và những chiến dịch của pharaoh trong vòng 20 năm tiếp tiếp theo chỉ nhằm mục đích kiểm soát hoàn toàn khu vực Levant mà thôi.

Chiến dịch vào năm Ba mươi mốt

Nếu trận Miggido là trận đánh quan trọng nhất trong cả thời kì Tân vương quốc thì một trong những chiến dịch thành công và mang lại niềm tự hào cá nhân cho vị phraoh là chiến dịch vào năm thứ 2 của vương triều. Sau nhiều công sức và lao động để mang lại cho quân đội Ai Cập sự chuẩn bị chu đáo và săn sàng, giờ đây lại trải qua kinh nghiệm chiến trường đây là lúc tung ra đòn tấn công vào “ bọn kẻ thù rệu rã Mitanni”.

Những năm trước trận đánh người AI Cập đã tiến vào một cách có hệ thống vùng trung tâm duyên hải Syria và vùng cao hơn như là một sự chuẩn bị cho việc tấn công người Mitanni. Tuy cả thành Tumip và Qadesh đều chưa bị hạ nhưng quyền lực của người Mitanni đã bị suy giảm khi buộc phải cống nạp cho Ai Cập.

Cuối mùa xuân năm 1471 TCN, một lượng lớn lính được chở bằng tàu đến Syria và đổ bộ vào nhiều cảng khác nhau. Những lính này sau đó nhập vào đại quân Ai Câp khi họ bắc tiến. Sử dụng gỗ thu hoạch từ những khu rừng ở Biblos, cầu phao đã được chế tạo nhằm làm lối vượt sông Euphrates. Sau khi vượt sông Orontes, Tuthmosis có trận chạm trán thành công với quân Mitanni ở ngõ phía tây thành phố Aleppo. Thành Carchemish là mục tiêu, tại đây lối vược sông Euphrates đã được chế tao bởi những cầu phao mang theo bằng xe thồ. Cũng tại đây Tuthmosis đã cho dựng lên tấm bia ghi công đặt cạnh bia đá của ông nội của mình, vị pharaoh nhà Tuthmosis đầu tiên. Tiến xa hơn về phía năm, quân AI cập tới được thành Emar trước khi quy ngược lại. Chiến lợi phẩm thu hoạch rất nghèo nàn và kế hoạch gom quân đội của người Mitanni đã thất bại cho thấy vua MItanni tại Washukkani đã nhìn thấy quân Ai Cập hành quân không gì hơn là cướp bóc ngoài việc uy tín được nâng cao thêm.

Người Mitanni sau đó không chấp nhận tham gia trong một trân đánh tổng lực mà Tuthmosis III mong muốn. Những chiến dịch tiếp theo nhằm mục tiêu củng cố thêm quyền thống trị của Ai Cập trong khu vực nhưng sự thật là trong mười 12 năm cuối vương triều thì mong muốn chiếm giữ khu vực và cống phẩm ngày càng tan biến cùng với khả năng vươn xa lên bắc của quân Ai Cập. Đơn giản là khoảng cách quá xa đã ngăn cản một sự kiểm soát dài lâu của AI Cập với khu vực này. Rõ ràng nhiều lần sau đó người Mitanni đã tái xâm nhập vào khu vực bất chấp nỗ lực kiểm soát của vị pharaoh dũng cảm.

Hòa giải với người Mitanni

Điều hiển nhiên trong môi quan hệ của AI Cập với các thành bang vùng Levant là mối hữu hảo giữa hai bên xuất phát từ vai trò cá nhân của từng vị pharaoh và sự nể trọng mà ông ta giành được chứ không phải bản thân Ai Cập. Cũng như Amenophis II là người đã tiến vào Syria đập tan cuộc nổi loạn và áp đặt quyền lực của mình lên khu vực sau cái chết của cha mình vào năm 1450 TCN. Hai chiến dịch liên tiếp vào năm thứ 3 và thứ 7 của vương triều của ông này thực hiện ở hai vùng phụ cận là Qadesh và Oronte. Chiến dịch đầu tiên được nhớ đến bởi mức độ đàn áp tàn bạo của nó, đích thân Amenophis ra lệnh hành quyết các thủ lĩnh bị bắt, 6 thi thể bị mang về Thebes trong khi 7 cái khác bị treo cho thối rữa ở Napata vùng Nubia như lời ran đe cho những kẻ phản nghịch khác. Cuộc hành quân còn lại của ông ta là chiến dịch dập tắt của nổi loạn ở Canaan.

Tuy nhiên những diễn biến chính về sau của triều đại Amenophis II và con của ông ta là Tuthmosis IV cho thấy người AI Cập đã phải dần lùi bước trước người Mitanni. Lúc này sự xuất hiện của người Hittite đã tạo nên mối đe dọa mới tạo nên bối cảnh để người AI Cập và người Mitanni xích lại gần nhau. Có vẻ như Tutthmosis IV có vẻ như là nhân tố chính cho tiến trình này. Một hiệp ước hòa bình được đánh dấu thông qua các cuộc hôn nhân và đến triều đại của Amenophis III thì một khu vực phân chia vùng ảnh hưởng của người AI Cập và Mitanni được vạch ra ở Syria tuy nhiên ảnh hưởng của người AI Cập vẫn tiếp tục bị đe dọa.

Vương triều Tuthmosis III là đỉnh cao của sức mạnh, sự giàu có và uy tín của Ai Cập thời kì Tân vương quốc. Hiệp ước hòa bình với người Mitanni mang lại một sự bình ổn cho khu vực. Những tấm bia Amarna có từ thời Tuthmosis III và con trai của ông ta Tuthmosis IV (Akhantanen) không những ghi lại nhưng văn bản ngoại giao mà còn cho thấy cái nhìn độc đáo về tình hình trong khu vực. Văn bia ghi lại những tranh chấp xảy tranh giữa các thành bang nhỏ cũng như những khó khăn trong việc quản lí những tộc người du mục như Sutu và Hapiru. Một trong những văn bia ở Amarna đề tập đến cái tên Suppiluliumas, một vị vua của người Hittite, trong đó đề cập đến hy vọng của của ông ta rằng mối bang giao giữa người Hittite và Ai Cập được thiết lập dưới triều đại của vua cha vị pharaoh sẽ được duy trì tốt đẹp.


Hình 22: Hình vẽ chiến xa Ai Cập với chi tiết trục xe được di chuyển về cuối thân xe. Đây là cải tiến quan trọng giúp tăng độ linh hoạt vận động cho các chiến xa và là một phần trong chiến thuật của quân Ai Cập


Hình 23 : Bên trái: Dưới thời trị vị của pharaoh Tuthmosis III, Ai Cập vươn lên đỉnh cao quyền lực, giàu có và ảnh hưởng. Sau khi hòa bình với người Mitanni được thiết lập, toàn bộ đế chế AI Cập đã được ổn định.
Bên phải : kể từ vương triều của vi pharaoh kế tục là Tuthmosis III, quyền lực Ai Cập bị suy giảm bởi những cuộc nổi loạn tôn giáo và bất ông chính trị. Trong bối cảnh đó người Hittite xâm nhập và trở thành bá chủ khu vực Levant.


Hình 24: Những chi tiết trong bức họa dưới đây ở đền Amarna có nhiều điểm đáng chú ý: đầu tiên là 4 người lính bên phải ngoài cùng là hình ảnh của lính đánh thuê nước ngoài trong quân đội Ai Cập, hàng quân còn lại mang những cờ hiệu dùng để phân biệt nhanh các đại đội, hàng quân bên dưới là những lính bộ binh trang bị vũ khí cận chiến.
 

Mối đe dọa từ người Hittite

Vùng trung đông chứng kiến sự trỗi dậy và tái sinh của vương quốc Hittite cùng lúc với sự suy tàn của người Mitanni. Người Mitanni vốn bị suy yếu bởi những đấu tranh nội bộ đã không còn đủ lực để ngăn chặn những đợt tấn công của Suppiluliumas, vua của người Hittite vào khu vực  phía đông đế chế. Sự sụp đổ của người Mitanni mở rộng lãnh thổ của đế chế Hittite đến tận biên giới của Ai Cập. Mặc dù là đồng mình với Mitanni, người Ai Cập lúc này cũng vướng vào những rắc rối nội bộ của riêng họ nên không thể làm gì để can thiệp vào tiến trình trên vốn có ảnh hưởng đến tương lai của toàn bộ khu vực Syria.

Suốt thời kì cai trị của Suppiluliumas , người Hittite làm chủ toàn bộ khu vực phía bắc Syria còn AI Cập đang bị khủng hoảng bởi cuộc cải cách  tôn giáo của Akhetanen và những phản ứng ngay sau cái chết của ông ta. Người Ai Cập không chú ý nhiều đến những gì xảy ra ở bắc Syria tuy nhiên vẫn duy trì sự kiểm soát ở Byblot và Ugarit để duy trì sự thông thương.  Tuy nhiên không có phản ứng nào từ phía Ai Cập nhằm ngăn chặn người Hittite chủ yếu vì lí do kinh tế suy giảm đã ngăn cản việc thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Những bất ổn tôn giáo, chính trị và kinh tế xảy ra trong vương triều Akhetanen kéo dài suốt 40 năm. Tuy nhiên một vài khu vực riêng rẻ trong khu vực Levant vẫn duy trì sự trung thành với Ai Cập trong khi số khác từ bỏ hết các hiệp ước trước đây trong bối cảnh chiến trnah hỗn loạn trong khu vực.

Washukhani tiến hành những chiến dịch tiến sâu hơn vào trung tâm Syria và khuyến khích thêm sự bất hòa giữa các thành bang còn trung thành với Ai Cập. Dù gì những tranh chấp giữa AI Cập và Mitanni để kiểm soát khu vực vẫn còn âm ỉ, một khi AI Cập vẫn còn tuyên bố chủ quyền trên khu vực Levant thì một chiến dịch bắc tiến sẽ vẫn được tiến hành. Tuy nhiên phải đợi đến vương triều của Seii I kế vị thì AI Cập mới thật sự ra quân nhằm củng cố vị trí và uy tín của họ trên khu vực Cannaan và vùng Lenvant.

Chiến dịch của Seti I

Vị pharaoh thứ 2 của vương triều thứ 19 thể hiện rõ quyết tâm nhằm lấy lại uy tín của Ai Cập như là một quyền lực đế chế ngay trong danh xưng thần thánh của mình là “vị vua khai sinh thời đại”. Trong số 4 chiến dịch quân sự của mình, 3 chiến dịch được ông ta thực hiện vào vùng Levant, ông ta là người đặt nền móng cho cuộc đụng độ nảy lửa giữa Ai Cập và Hittite trong trận Qadesh, một chiến dịch do con trai của ông là Ramases II thực hiện 18 năm sau đó. Tuy nhiên, chiến dịch của ông ta thực hiện vào năm thứ 3 của vương triều chống lại người Libya chỉ cnhằm mục tiêu củng cố lại khu vực phía đông biên giới AI Cập vốn rối ren suốt vương triều 19.

Nhận được tin báo về sự xâm nhập của người du mục và những tranh chấp nổ ra ở bắc Sinai, Seti lập tức cho hành quân tiến về biên giới phía đông vào năm đầu tiên của vương triều. Seti cho quân bắc tiến vì lí do không mấy quan trọng như vậy để che đậy cho mục tiêu lớn hơn là cuộc đột kích vào một loạt thành phố ở Lebanon.  Đây có vẻ như chỉ là bước đầu cho một chiến lược dài hơi của Seti vì vào năm thứ 2 ông ta tiến quân bắc tiến xa hơn vào Syria để tấn công Qadesh. Điều này được người Hittite xem như một sự khiêu khích. Rất có thể Seti sẽ thách thức nhiều hơn đối với quyền lực của người Hittite ở bắc Syria nếu không có những vấn đề nghiêm trọng hơn như sự uy hiếp biên giới phía đông từ các bô lạc Libya. Chiến thắng của Ai Cập cho phép thực hiện lại những dự định trên vào thời kì vương triều của Ramases II.

Năm thứ 4 của vương triều chứng kiến cuộc chạm trán chính với người Hittte.  Dù bằng chứng không chi tiết nhưng có vẻ quân Ai Cập đã có chiến thắng lớn trong trận đánh ở bắc Qadesh. Rất nhiều quân Hittie tử trận và Seti trở về AI Cập với rất nhiều chiến lợi phẩm và tù binh.

Khi xem xét những bằng chứng về những chiến dịch của Ai Cập chống lại người Mitanni và khoảng thời gian im lắng giữa AI Cập và Hittite cho thấy mối quan hệ giữa hai quyền lực. Dù Seti đã tuyến bố thắng lợi ở bắc Qadesh thì hiệp ước hòa bình với Muwalltalish cho thấy vị trí mong manh của Ai Cập trong khu vực ảnh hưởng. Hiệp ước mang lại sự chia sẻ quyền lực của Ai Cập và Hittite đối với khu vực nhưng không vạch ra được sự phân chia địa giới rõ ràng. Dù sao khu vực Qadesh phải thuộc về lãnh địa Hittie nếu không thì đây đã không là chiến dịch quy mô nhất nhằm kiểm soát thành phố dưới thời vị pharaoh kế tiếp là Ramaese II.
 



Hình trên: Seti I và Ramases II
Hình dưới : Ramases II ngự trên chiến xa.
(hình ảnh từ phim Mười điều răn 1956)


Trận Qadesh

Ramases II đăng quang ngôi vị pharaoh khi mới 25 tuổi và trở thành chủ nhân của một trong những đế chế mạnh nhất thế giới trong lịch sử cổ đại. Ông này trẻ, sôi nổi, tháo vát đồng thời tràn đầy hoài bão chinh phục lại những vùng đất ở trung tâm Syria mà vương triều thứ 18 đạt được, mặc dù giờ đây nằm trong sự kiểm soát của người Hittite và được công nhận bởi một hiệp ước vốn được kí kết bởi Seti I và Hati. Để thỏa mãn khát vọng đồng nghĩa Ramases II phải tuyên chiến với đối thủ phương bắc của mình. Mặc dù phải đến năm thứ 4 của vương triều ông ta mới đủ lực thực hiện các chiến dịch vào Syria nhưng sự chuẩn bị đã được lên kế hoạch từ rất sớm để phục vụ cho hoài bão cua vị pharaoh chẳng hạn như việc thành lập thêm quân đoàn thứ 4 và mở rộng thành phố Pi-Ramases ở biên giới phía đông nhằm phục vụ như một căn cứ hậu cần cho các chiến dịch ở Levant.

Mùa xuân năm 1301 TCn Ramses II lần đầu tiên dẫn quân tiến vào khu vực Levant. Chuyến hành quân dọc bờ biển Phenecian được đánh dấu bởi những văn bia lập nên rải rác tại Tyre và Byblos. Tiến xa đến tận vùng Simyra, Ramsess sau đó quay lại tiến vào đất liền và tấn công vương quốc Amurru, một chư hầu của người Hittite. Đối đầu với lực lượng Ai Cập và lực lượng của Hittie còn ở rất xà thì vị vua Benteshina không còn lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận Ramases là bá chủ. Ramases giờ đây mở được hai hướng tấn công vào Qaesh, một theo ngả thung lũng Bekaa, và một thẳng từ thành Amurru. Chiến dịch thành công và Ramses cho quân đội quay về Ai Cập tràn đầy lạc quan về viễn cảnh chinh phục lại nhưng lãnh thổ “ đã mất”.


Hình 32: bức họa ở beit-al-Wali vùng Nubia cho thấy một vị hoàng tử (có thể là Ramases II) mang những kẻ bị chinh phục tới trình diện Seti, hầu hết tù bình là người Syria và Canaanite duy có người cuối cùng là người Libya.

Phản ứng của người Hittite

Rõ ràng đối với Muwatallish thì chiến dịch của người Ai Cập được xem như là nỗ lực thiết lập lại vị trí của họ ở Syria và sau đó tiến vào khu vực phía bắc. Không thể đứng yên thụ động để đánh mất vị trí của đế quốc Hittte, Muwatallish lên kế hoạch ngăn chặn bất cứ chiến dịch bắc tiến nào nữa của người AI Cập. Các chiến dịch đó phải đạt được hai mục tiêu quan trọng: Amurru phải được tái chinh phục và quân đội AI Cập phải bị ngăn chăn để đập tan tham vọng của Ramases.

Cả hai bên đều chuẩn bi nhiều tháng để quyết đấu ở chiến trường Qadesh. Người Ai Cập đã nổ lực kiểm thoát thành phố này từ tay người Mitani và sau đó là người Haiti kể từ thời Tuthmosis III. Những nỗ lực và khao khát như vậy xuất phát từ vị trí chiến lược của thành phố: nó không chỉ là chìa khóa quan trọng để tiến vào đồng bằng Elcutheros và Amuurru mà còn là trung tâm chinh phục để Ramases kiểm soát khu vực bắc Syria. Có nhiều sự đề cập đến việc cả hai bên đều chọn Qadesh là nơi để phân định thắng thua. Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều nghi lễ ngoại giao được tiến hành nhấn mạnh rằng Qadesh được cả hai thống nhất chọn để giải quyết mâu thuẫn vào đầu tháng năm 1300 TCN.

Tuy nhiên khu vực chiến trường mang lại lợi thế lớn cho người Hittite. Muwatallish thực hiện chiến dịch trong khu vực kiểm soát của mình được cung cấp hậu cần bởi các chư hầu trung thành trong khi người AI Cập phải chiến đấu cách xa nhà đến 1600km. Ngoài ra thành phố cũng đủ rộng lớn cho lực lượng Hittie đồn trú và bản thân nó cùng là một pháo đài rất kiên cố với hào sâu che chắn và được bao bọc bởi con sông Oronte.

Lực lượng quân đội do Muwatallish thống lãnh là lực lượng lớn nhất được tập trung trong vương quốc Haiti. Những bằng chứng từ phía Hittie không đề cập chi tiết đến sức mạnh thật sự của đạo quân này nhưng ta có thể tham khảo những bằng chứng từ phái AI Cập trong đó Ramase nói đối đầu với ông ta là vua Hiitite cùng 18 đồng mình và những chư hầu khác với lực lượng lên đến 3700 chiến xa và 37.000 bộ binh.
 

Những chuyển động ban đầu

Suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4, thành phố Pi-Ramases trở thành nơi tập kết của một trong những đạo quân đông đảo nhất của Ai Cập. Các đơn vị được phân chia vào bốn đạo quân chính (sư đoàn). Đáng chú ý là việc sử dụng rộng rãi quân đội nước ngoài và càng lúc càng trở thành xu hướng trong những thế kỉ tiếp theo. Lính đánh thuê được tập trung bao gồm người Nubia, người Canaan , người Libya và Sherden. Đặc tính đó của quân đội Ai Cập ngoài tác dụng tăng cường tối đa quân số còn là một chính sách có chủ ý nhằm tăng cường sự đa dạng về sắc dân trong quân đội. Tổng số lực lượng Ai Cập vào khoảng 20.000 người chia đều thành 4 quân đoàn. Chiến xa không được tập trung thành một lực lượng riêng nhưng chắc chắn người Ai Cập phải huy động một số lượng rất lớn cho cuộc chiến.

Rời Ai Cập vào cuối tháng 4, quân AI Cập tiến dọc theo bờ biển tới Gaza, nơi Ramases bắt đầu phân chia quân đội của mình. Ông ta mang lực lượng chính tiếp tục xuyên qua Canaan, vòng qua bờ đông hồ Galilee đến miền nam Lebanon rồi xuyên qua thung lũng Bekaa để đến Kumidi. Lực lương ít hơn chia làm hai cánh quân. Đây là lực lượng tinh nhuệ mà một trong hai đạo quân sẽ là nhân tố quyết đinh trong trận đánh. Lực lượng này tách ra tiến lên phía bắc Gaza dọc bờ biển đến Phenecian. Nhiệm vụ của họ là phô diễn lực lượng nhằm duyt rì sự trung thành của các thành bang Phenecia, mặt khác họ cũng làm chủ ngả đường đến Qasesh thông qua đồng bằng Eleutheros ở Amurru. Vị pharaoh đã ra lệnh cho cánh quân này phải đến đúng hẹn để phục vụ cho chiến lược của mình. Nghiên cứu những bằng chứng về sau cho thấy người Hittite đã chủ quan không đề phòng tới lực lượng thứ 2 này.

Thông tin về cánh quân này không rõ ràng, trong những văn bản về trận Qadesh thì Ramases đơn giản gọi họ là “Ne’ arin” có nghĩa là trẻ . Rất có thể đây là những chiến binh người Canaanite trung thành với pharaoh và được vũ trang tương tự như các chiến sĩ mariyanu, bao gồm các chiến xa và bộ bình phụ trợ đã hành quân kịp vào vùng phụ cận của thành phố và đúng hẹn kì với pharaoh. Một số nhà nghiên cứu xem cánh quân này là quân đoàn thứ 4 mang tên Set của pharaoh.



Hình 32a: Kỹ thuật công thành của người Ai Cập trong giai đoạn này được mô tả rõ ràng torng bản khắc đá này. Nó cho thấy những giai đoạn khác nhau của trận chiến. Đầu tiên bên dưới là cảnh lính bộ quét sạch quân phòng thủ tường thành của đối phương. Phía trên là cảnh lính công thành bằng thang, họ treo khiên ngược ra sau lưng để bảo vệ và được cung thủ bắn vào thành yểm trợ. Một số khác đang cố phá cổng thành bằng rìu .

Hình 33 : Vào năm 1214 TCN Seti I thực hiện chiến dịch chống lại người Libya ở phía đông biên giới, bức họa này miêu tả vị thế của pharaoh một cách cổ điển , ông ta cưỡi chiến xa và chém  quân địch bằng thanh quodesh, đối phương hầu hết ở trần, một người có mặc áo khoác nhẹ.

Chính xác là một tháng sau khi hành quân Ramases cho tiến hành cắm trại với quân đoàn Amun của mình (vào đầu tháng 5) ở khe Kamu’ el Hamel phía nam Qadesh. Ở vị trí lơi thế này thì khu vực đồng bằng và thành Qadesh đã ở trong tầm mắt. 3 quân đoàn còn lại Re, Pta và Set bố trí phía sau nằm cách nhau khoảng 10,5km, đó cũng là bán kính hoạt động hiệu quả của quân đoàn. Sau khi dỡ trại, Ramases và quân đoàn Amun tiếp tục hành quân qua khu vực rừng Labwi, vượt sông Oronte ở chỗ cạn Shabtuna. Tại đây, hai người ả rập du mục Shasu xuất hiện (rất có thể là do vua Hittite phái tới nằm mục đích thám báo) và cho pharaoh biết rằng quân đội của người Hittite không có mặt trong vùng Qadesh mà ở tận xứ Aleppo cách đó 129km. Thông tin này nếu đúng sẽ mang lại lợi thế lớn cho Ramases, ông và có thời gian để xử lí mọi việc và đã sãn sàng khi người Hittite đến kịp.

Những sự kiện tiếp theo chỉ có thể hiểu được nếu ta chấp nhận rằng Ramases- mù quáng bởi tham vọng và sự tự tin thái quá đã trở nên bất cẩn. Những bằng chứng cho thấy không có mệnh lệnh nào ban ra để tung quân do thám ra kiểm tra. Nếu điều này là đúng nó cho thấy sự cao ngạo đã lan từ vị pharaoh ra toàn đội quân và khiến cho quân đội trở nên cẩu thả. Các sử gia hay quy trách nhiệm cho vị pharaoh nhưng thật sự việc cả một đạo quân lớn hành quân mà thiếu những tin thám báo mở đường cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của quân đội AI Cập và có lẽ quân đội AI Cập dưới thời Ramases có chất lượng kém hơn nhiều so với quân của Tuthmosis ở trận Meggido. Nếu quân do thám của người Ai Cập được tung ra thì hẳn đội quân của Muwatallish đã bị phát hiện ở phía đông thành Qadesh.

Và Ramases tiến tục tiến quân và choq uân đoàn Amun hạ trại phía tây bắc thành phố mà không hề biết đến sự hiện diện của người Hittite ở nờ xa phía đông con sông Oronte. Quân đoàn Re lúc này áp sát chỗ cạn Shabtuna. Khi được do thám báo cáo bước di chuyển của quân đoàn Re, hẳn Ramases có thêm phần phấn chấn trong khi Muwalltalish còn vui hơn vì lừa được Ramases từ thông tin của hai kẻ du mục Shasu. Giờ đây ông ta cũng tung ra lực lượng do thám để định vị chính xác vị trí quân đội của Ramases. Hai trong số này đã bị quân AI Cập bắt được và bị kéo lê tới trình diện pharaoh, sau khi bị tra khảo họ đã khai rằng :

‘Hoàng thượng hỏi “ các ngươi là ai”,  “chúng tôi là tôi tớ của vua Haiti, người đã cử chúng tôi tới xem bê hạ đang ở đâu”. Hoàng thượng lại hỏi “ Ông ta ở đâu, vua của người Haiti?, hiểu chứ, ta nghe nói ông ta đang ở Aleppo, phía bắc Tunip”. Họ trả lời “ Bệ hạ hãy chú ý, vua Haiti ở đây, ông ta mang theo quân đội và các đồng mình để tấn công ngài ở Qadesh đấy”. ‘

Trận chiến


Phản ứng của vị pharaoh lòng đầy hoài nghi là cho gọi một cuộc thảo luận khẩn với các sĩ quan cấp và kết quả là lệnh triệu hồi ngay lập tức các quân đoàn Pta, Set đến Qadesh. Trong lúc chờ 2 quân đoàn này tới thì Ramases phải dựa vào lực lượng của 2 quân đoàn Amun và Re để chống lại cuộc tập kích bất ngờ của quân Hittite.  Nhưng đây là điểm mang lại thất vọng cho vị pharaoh. Ngay lúc quân đoàn Re băng qua đồng bằng để đến vị trí trại của Amun thì Amuwallish ra lệnh tấn công từ bên cánh của đạo quân đang di chuyển.

Rời khỏi vị trí ẩn nấp, một lượng lớn chiến xa Hittite vượt sông Orontes tiến thẳng vào Qadesh và tấn công thẳng vào sườn của quân đoàn Re. Lớp chiến xa bảo vệ của quân AI Cập ngay lập tức bị quét sạch bởi sức nặng của chiến xa Hittite. Số lượng quân Hittie tấn công là không rõ nhưng chắc chắn phải áp đảo quân số của quân đoàn Re, tuy nhiên không đến con số khổng lồ là 2500 chiến xa mà Ramases đề cập vốn được nhiều nhà nghiên cứu trích dẫn . Con số đó có lẻ ám chỉ cả đội quân tấn công chứ không phải tính riêng số lượng chiến xa vượt sông Oronte để tấn công. Nó cũng chỉ ra những số liệu không đáng tin cậy của Ramases về sau.

Với việc chiến xa AI Cập bị quét sạch thì lính bộ binh vốn chưa kịp chuẩn bị bị tan rã hoàn toàn. Sự khủng hoảng lan khắp cả quân đoàn và binh lính bỏ chạy tứ tán, một số cố chạy lên phía bắc đến trại của Amun. Từ vị trí cao ở trại Amun có lẽ cảnh tượng trên cánh đồng đã đập vào mắt các quân sĩ và người Ai Cập hẳn cảm thấy tình hình rơi vào thế tuyệt vọng với việc quân lính bỏ chạy và bị chiến xa Hittie đuổi sát . Cơn lốc hàng ngàn chiến xa tạo nên bức tường bụi khổng lồ và bước chân của hàng nghìn ngựa chiến hẳn tạo nên tiếng động như sấm rền. Một lượng lớn bộ binh bị chiến xa hạ gục khi cố chạy về trại Amun và đến lúc này đến lượt binh lính ở Amun hoảng loạn, rời vị trí và chạy trốn ngay khi chiến xa Hittie phá vỡ hàng rào phía tây.

Chứng kiến cảnh tượng trên từ khu trại của mình ở gần quân đoàn Amun. Ramases đã hành động như là bước đi cuối cùng nhằm cứu vãn tình thế khỏi biến thành thảm họa. Khoác giáp trụ lên người, vị pharaoh ngự chiến xa tiến thẳng về phía quân thù để quyết chiến một mất một còn. Tiến lên trận tuyến, vị pharaoh cũng ra sức tập hợp lại binh lính bỏ chạy và tấn công chớp nhoáng vào lực lượng Hittie với một lực lượng có lẽ  là chỉ một ít chiến xa tinh nhuệ tùy tùng của mình. Đột kích vào sươn đông của quân Hittie, lực lượng nhỏ chiến xa Ai Cập này đã gây tổn thất cao và phá vỡ sự cố kết cũng như sự vận động của đội hình quân Hittite.

Tận dụng tốc độ và khả năng cơ động của chiến xa Ai Cập, Ramases cùng binh linh hộ tống đã loại khỏi vòng chiến một lượng đáng kể chiến xa Hittite. Với một sự dữ dội đến tuyệt vọng vị pharaoh dẫn quân tấn công, rồi vòng lại tấn công như vậy liên tiếp sáu lần liên tục. Trong lúc đang hỗn chiến nhiều khả năng quân Hittite cũng không biết lực lượng nào đang tấn công mình. Nhưng ở vị trí quan sát từ trại của Muwalltalish thì vua Hittite hẳn đã thấy Ramase đang tập hợp quân phản công, ông này quyết đinh tung ra đội quân chiến xa thứ 2 để hỗ trợ cho đạo quân thứ nhất lúc này đang gặp rắc rối.

Một lần nữa chúng ta lại gặp phải vấn đề về quân số. Nó không thể ở con số 1000 chiến xa, trong lúc khẩn cấp hẳn Muwatallish phải huy động chiến xa ở vùng phụ cận Oronte để tấn công Ramases ngay lập tức. Ông ta hẳn có gì dùng đó , tức là dùng cả chiến xa hộ tống của mình để tấn công, những người cũng quan sát thấy sự phản công của Ramasess. Họ băng qua sông Orontes nhưng thay vì đón đầu Ramases họ tiến thẳng vào trại của ông này nhằm mục đích phân tán sự chú ý của vị pharaoh lúc này đang tảo thanh đội chiến xa Hittite thứ nhất. Tuy nhiên sự xuất hiện của đạo quân Ne'arin đã ngăn cản dự định này. Họ tấn công vào đạo quân Hittie đang di chuyển và sau đó gia nhập với lực lượng của Ramases. Kết quả của việc này là chỉ một số ít chiến xa Hittite của đạo thứ 2 bỏ chạy được băng ngang sông, và trong số những người bị hạ sát có rất nhiều quý tộc đẳng cấp cao bên phía Muwatallish và chư hầu.

Vào cuối ngày thì vị pharaoh cũng xoay xở để củng cố được thế trận. Quân đoàn Amun được tập hợp lại và lực lượng của Pta cũng sắp tiến tới được Qadesh. Sau trận đánh có vẻ như Ramases đã cho trừng phạt nhiêm khắc đối với lính bỏ chạy mà trong mắt ông ta không khác gì quân bội phản, theo một số học giả thì ngày hôm sau pharaoh đã cho xử tử 1/10 binh lính của mình ngay trước sự quan sát của vua Hittite.

Kết quả

Đề nghị bãi binh như là cơ sở để thiết lập hòa bình của vua Hittite được pharaoh chấp nhận. Khi không còn những tham vọng vươn xa về lãnh thổ, Ramases không còn tiến hành chiến dịch nào trong lãnh thổ được công nhận của Hittte nữa. Dù pharaoh vẫn tấn công Amurru thời gian 3 năm sau trận Qadesh thì đối với người Hiitte, đó không phải là sự khiêu khích bởi bản thân họ còn đang lo đối phó với sự trỗi dậy của đế chế Assyria ở phía đông và những vấn đề ở phía bắc vương quốc.

Vào năm 21 của vương triều Ramses, Ai Cập đã kí hiệp ước hòa bình chính thức với vương quốc Haiti. Đánh dấu bởi hôn nhân giữa con gái của vua Hitite và vị pharaoh hiệp ước mang lại hòa bình và phân chia lãnh thổ ở vùng Syria. Tuy Ramases không thể lặp lại thành tích của tiên vương Tuthmosis nhưng ông đã mang lại bản hòa ước đáng ghi nhớ giữa hai đế chế cho đến tận khi quyền lực thứ 2 bị làn sóng di dân ở vùng trung đông cuống phăng. Tuy nhiên cho đến lúc ấy thì vị pharaoh cũng đã ngủ yên dưới mồ gần 50 năm.








hình 34: Cuộc trạm trán chính giữa AI Cập và Hittite xảy ra dưới vương triều của Ramases. Ở một trong những trận chiến hào hùng nhất của lịch sử cổ đại vị pharaoh và đạo quân đã ở ngưỡng cửa bị tiêu diệt. Tuy nhiên ở nhiều địa điểm rải rác khác nhau vị pharaoh đã cho khắc đá để ghi nhớ trận đánh. Bản khắc này ở đền Luxor cho thấy vi pharaoh đã đột kích vào lực lượng lớn của quân Hittite và bằng “sự dũng cảm quyền lực” buộc họ bỏ chạy băng qua sông Oronte vốn chảy vòng quanh Qadesh. Ở phía dưới là Muwatallish đang bất lực đứng nhìn từ bờ trên kia. Vi vua Hitiite cỡi trên chiến xa cùng bộ binh hộ tống.

Những kẻ đến từ biển

Cái chết của pharaoh Merneptah vào năm 1223 TCN đánh dấu giai đoan suy tàn nhanh chóng của Ai Cập thời kì Tân vương quốc. Merneptah đã để lại một vương quốc tương đối lớn mạnh vẫn còn nhiều quyền lực. Cuộc nội chiến của vương triều kế tiếp đóng lại kỷ nguyên của vương triều thứ 19 cho đến khi Sethnakhte, vị pharaoh của vương triều 2 kế vị năm 1200 TCN. Người kế vị của ông ra, Ramaese III là vị pharaoh vĩ đại cuối cùng của thời kì tân vương quốc, người đã chứng kiến đế chế Ai Cập sụp ở vùng Levant cũng như những quốc gia khác ở  vùng trung cận đông bởi một làn sóng xâm lăng từ những người di cư được mang tên “ những kẻ đến từ biển”.

Những kẻ Ramases III đề cập thật ra đã được AI Cập biết đến từ trước. Vào năm 50 của vương triều Merneptah (1229 TCN), một làn sóng người di cư từ bờ biển xâm nhập Ai Cập từ phía tây.
Họ đến để định cư vì họ mang theo cả gia đình và xây dựng pháo đài và công sự. Những bộ lạc Bắc phi bản địa thuộc cổ vương quốc Ai Cập (người Libu, Meshwesh và Kehek) đã liên minh với những kẻ mà về nguồn gốc được cho là xuất phát từ bờ biển Aeean và Tiểu Á. Những người này bao gồm cả dân Sherden, Sheklesh, Lukka, Tursha, Akawasha. Những người này đã thâm nhập sâu vào Ai Cập đến tận ốc đảo Farafra và và Canopic ở ven bờ sông Nile trước khi pharaoh đánh bại họ.

Gốc gác của làn sóng di dân thứ 2 này nói chung vẫn được xem như lần trước. Tuy vậy một số học giả vẫn còn đang tranh luận sự khác nhau về mặt dân tộc học của những nhóm người này. Pharaoh Ramases II đã đẩy lùi hai đợt xâm lấn vào những năm 1193 và 1187 TCN nhưng hiểm họa lớn nhất xuất hiện vào năm thứ 8 của vương triều khi mà những quyền lực cũ ở cả vùng cận đông bị cuốn phẳng bởi “ Những kẻ nước ngoài mang theo một âm mưu kinh khủng. Trong chốc lát,  tất cả các lãnh địa bị tan rã và cuốn phăng đi mất. không nơi nào trụ được trước đạo quân ấy từ  Haiti, Kode, Carchemish, Arzawar cho đến  Alashiya bị hạ cùng một lúc. Một khu trại được lập ở Amurru (đất lebanon) . Bọn chúng tàn sát mọi người và phá hủy đất đai. Bọn chúng đang tiến về Ai Cập trong lúc lửa đã được chuẩn bị. tập hợp của bọn chúng bao gồm lũ Peleset, Tjeker, Sheklesh, Denyen và Meshwesh, một liên minh của lũ cướp đất.”



“Bọn người đi biển” tiến vào Ai Cập cả từ biển và trên đất liền. Rõ ràng đây là một hiểm họa lớn laomà Ai Cập chưa từng gặp phải. Tất cả những thành bang phía nam Canaan vốn được cảnh giữ bởi những chiến binh mariyyanu đã không còn và giờ đây làn sóng di cư như đổ bộ trực tiếp vào biến giới Ai Cập. Quân phòng thủ bây giờ là chiến xa và bộ binh Ai Cập cùng với lính hỗ trợ Sherden. Trong số những lính chiến đấu được miêu tả ta thấy có cả chiến xa  hang nặng 3 người kiểu Hiitte. Hình ảnh của những kẻ xâm lấn “ làn sóng người di chuyển” được miêu tả đầy đủ trên bức tường của Medinet Habu cho thấy lính AI Cập chiến đấu với kẻ thù mang theo cả những cổ xe bò chở phụ nữ và trẻ em. 

Cuộc tấn công từ biển cũng giống như trên bộ, đã bị đập tan. Ramases tuyến bố trận đánh đã diễn ra ở châu thổ Delta. Nơi những người AI Cập đã có sự chuẫn bị kỹ lưỡng “ Ta đã phủ kín miệng sông với tàu chiến, tàu vận chuyển và tàu buôn, tất cả được vũ trang từ đỉnh tàu tới đuôi với những lính dũng cảm trang bị sẵn sàng. “ Một lần nữa bản khắc tại Medinet Habu cho ta cái nhìn toàn cảnh về trận chiến. Rõ ràng thuyền nhẹ Ai Cập đã dụ cho đối phương tiến sát bờ vịnh nơi họ có thể tán công bằng cung tên từ bờ sông.

Bất chấp tuyên bố về chiến thắng hoành tráng của Ramases III, những kẻ xâm lấn vẫn thâm nhập và định cư tại vùng Palestine. Hơn một thế kỷ sau đó thì cái chết của Ramases XI  khép lại vương triều 20 và cùng với đó là kỷ nguyên của Ai Cập thời kì Tân Vương Quốc. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét