Vì sao Ai Cập cổ đại bỗng dưng sụp đổ?
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tiêu vong của Vương quốc Ai Cập cổ đại từng phồn thịnh suốt ngàn năm?
Bí ẩn ấy luôn thôi thúc nhân loại khám phá, vén màn sự thực.
Theo báo “Thái Nguyên buổi tối” (số ra ngày 19/5/2009), vương quốc Ai Cập cổ đại đã tạo nên những kỳ tích kiến trúc cho nhân loại, điển hình là Kim tự tháp và tượng nhân sư. Nhưng sau gần 1.000 năm phồn thịnh, vương quốc Ai Cập cổ đại đã đột nhiên sụp đổ. Nguyên nhân dẫn đến sự tiêu vong ấy luôn là ẩn số với giới chuyên môn. Theo quan điểm của các nhà khoa học, nhiều khả năng, bí mật thiên cổ này liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu.
Vào khoảng 5.000 năm trước đây, cách xa thời đại của vị Pharaoh trẻ tuổi Tutankhamun và thời của nữ hoàng sắc đẹp Nefertari, tại Ai Cập đã xuất hiện nền văn minh vĩ đại đầu tiên, đó chính là “Cổ vương quốc” theo cách gọi của giới khảo cổ học. Nhưng vào khoảng 4.200 năm trước, trải qua gần 1.000 năm phồn thịnh, vương quốc này đột nhiên tan rã, Ai Cập rơi vào giai đoạn tụt dốc đen tối trong gần 200 năm. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này?
Nếu những ghi chép trên là thực, có thể bí mật về sự diệt vong trước đây của vương quốc Ai Cập đã được giải mã. Nhưng làm thế nào để chứng minh được tính đúng đắn của những ghi chép trên?
Cho tới năm 1996, lần đầu tiên, các chứng cứ liên quan được hé lộ. Vào thời điểm ấy, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mộ táng vô cùng kỳ lạ thuộc thời kỳ "Cổ vương quốc" khi đang tiến hành khai quật tại một di tích thuộc vùng đồng bằng sông Nile. Những mộ táng này sở dĩ kỳ lạ bởi người chết chỉ được bọc bằng chiếu cỏ rồi đem chôn nông, vật tùy táng rất ít, thậm chí là không có. Ngoài ra, nhiều thi thể được chất đống lên nhau để mai táng. Điều này có vẻ không phù hợp với tập tục chôn cất sâu và cẩn thận của người Ai Cập cổ đại. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được khoảng 9.000 di hài. Qua khảo chứng, những người này đều chết vào giai đoạn cuối của Vương quốc Ai Cập cổ đại và đều là người nghèo.
Vì sao lại nhiều người nghèo chết vào thời kỳ đó? Đâu là nguyên nhân khiến họ bị chôn một cách sơ sài tới mức khó hiểu như vậy? Liên tưởng tới những ghi chép trên tường của ngôi mộ cổ được khai quật trước đó, các nhà khảo cổ cho rằng, điều này có liên quan tới sự diệt vong của vương quốc Ai Cập cổ đại.
Thực tế lịch sử cho thấy, sự sinh tồn của Ai Cập cổ đại phần lớn dựa vào mùa nước lũ dâng cao mỗi năm một lần của sông Nile. Hằng năm, các trận mưa khiến lưu vực sông này dâng lũ. Nước lũ bồi đắp lượng phù sa cực màu mỡ. Sau khi nước lũ rút, nông dân hai bờ sông Nile lại bắt đầu canh tác. Với người Ai Cập cổ đại, thậm chí cả người Ai Cập hiện nay, sông Nile vẫn luôn là con sông đem lại nguồn sống cho họ. Nói cách khác, không có sông Nile sẽ không có Ai Cập. Ngay nhà sử học Hêrôđôp cũng từng ca ngợi: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile".
Vào thế kỷ thứ 7, người Ả Rập đã chinh phục Ai Cập. Hàng năm, họ đều đánh dấu lên trên một chiếc cột đặt giữa thủ đô Cairo tình trạng nước dâng của sông Nile. Việc đánh dấu này kéo dài liên tục trong cả nghìn năm. Những ghi chép cho thấy, dù mực nước sông Nile giảm xuống chậm nhưng vẫn gây nên thảm họa lớn cho con người. Ví như trong các năm 1791 và năm 1792, mực nước lũ sông Nile chỉ thấp hơn mức trung bình một hai mét, nhưng vẫn gây ra nạn đói, tiếp đó là bạo động. Sau khi biết rõ sức mạnh của Ai Cập đã trở nên suy yếu, Napoleon lập tức nắm bắt thời cơ dẫn quân xâm lược vùng đất huyền bí này.
Đáng tiếc thay, ghi chép của người Ả-Rập không đủ sức bao hàm cả tình hình của vương quốc Ai Cập cổ đại. Các chuyên gia khảo cổ cũng không thể dựa vào những ghi chép này để tìm ra chứng cứ thực sự.
Do đó, một đối tượng khác cũng được giới khoa học đưa vào "tầm ngắm", chính là sa mạc, nơi từng có sự sống của con người.
Ngày nay, vùng sa mạc xa xôi nằm ở tận cùng phía Nam Ai Cập là nơi không thích hợp cho con người sinh sống. Nhưng, theo phát hiện của giới khảo cổ, nơi đây vào hàng ngàn năm trước đã từng có dấu hiệu tồn tại của con người. Các phân tích tiếp theo còn cho thấy, vào thời điểm đó, sa mạc là một vùng thảo nguyên khô, thưa cây cối. Về sau, khí hậu trở nên khô cằn hơn và cuối cùng, thảo nguyên biến thành sa mạc, đúng như các nhà thơ cổ đại từng mô tả về thảm họa bị sa mạc hóa: “Toàn bộ vương quốc biến thành sa mạc, đất đai gặp họa, thị trấn bị tàn phá, cát bay mù trời, không ai sống sót nổi. Không biết, sẽ còn chuyện gì xảy ra tiếp theo”.
Thảo nguyên biến thành sa mạc, liệu đây có phải là nguyên nhân khiến vương quốc Ai Cập cổ đại đứng bên vực tiêu vong? Tuy nhiên, xét về mặt niên đại, lý lẽ này dường như còn thiếu sức thuyết phục. Vậy, đâu là nguyên nhân thực sự?
Cuối cùng, đáp án cũng dần lộ diện khi các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bên trong một hang động tại Israel có những vật chứng đủ sức phản ánh khí hậu thời cổ đại, đó chính là các thạch nhũ. Theo thời gian, các thạch nhũ không ngừng phát triển và thu được nước mưa. Trong nước mưa thời xưa chứa nguyên tố oxi. Các nhà khoa học đã lấy mẫu các lớp khác nhau của thạch nhũ, dùng khối phổ giám định tỷ lệ oxi. Kết quả cho thấy, vào khoảng 4.200 năm trước đây, lượng mưa tại đây đã giảm khoảng 20%. Đó là đợt biến đổi khí hậu rõ rệt nhất của khu vực này trong vòng 5.000 năm trở lại đây.
Tuy khí hậu của Israel không giống Ai Cập, nhưng hai quốc gia này vẫn là láng giềng. Vì vậy, theo suy đoán của các nhà khoa học, có lẽ vào thời đó, tại vương quốc Ai Cập cổ đại đã xảy ra một trận biến đổi lớn về khí hậu, dẫn đến hạn hán khiến người dân lâm vào cảnh đói khát, chết chóc. Phải chăng, đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự suy tàn của vương quốc Ai Cập cổ đại?
Hải Dịu (theo Ifeng)
Vào thế kỷ thứ 7, người Ả Rập đã chinh phục Ai Cập. Hàng năm, họ đều đánh dấu lên trên một chiếc cột đặt giữa thủ đô Cairo tình trạng nước dâng của sông Nile. Việc đánh dấu này kéo dài liên tục trong cả nghìn năm. Những ghi chép cho thấy, dù mực nước sông Nile giảm xuống chậm nhưng vẫn gây nên thảm họa lớn cho con người. Ví như trong các năm 1791 và năm 1792, mực nước lũ sông Nile chỉ thấp hơn mức trung bình một hai mét, nhưng vẫn gây ra nạn đói, tiếp đó là bạo động. Sau khi biết rõ sức mạnh của Ai Cập đã trở nên suy yếu, Napoleon lập tức nắm bắt thời cơ dẫn quân xâm lược vùng đất huyền bí này.
Đáng tiếc thay, ghi chép của người Ả-Rập không đủ sức bao hàm cả tình hình của vương quốc Ai Cập cổ đại. Các chuyên gia khảo cổ cũng không thể dựa vào những ghi chép này để tìm ra chứng cứ thực sự.
Do đó, một đối tượng khác cũng được giới khoa học đưa vào "tầm ngắm", chính là sa mạc, nơi từng có sự sống của con người.
Ngày nay, vùng sa mạc xa xôi nằm ở tận cùng phía Nam Ai Cập là nơi không thích hợp cho con người sinh sống. Nhưng, theo phát hiện của giới khảo cổ, nơi đây vào hàng ngàn năm trước đã từng có dấu hiệu tồn tại của con người. Các phân tích tiếp theo còn cho thấy, vào thời điểm đó, sa mạc là một vùng thảo nguyên khô, thưa cây cối. Về sau, khí hậu trở nên khô cằn hơn và cuối cùng, thảo nguyên biến thành sa mạc, đúng như các nhà thơ cổ đại từng mô tả về thảm họa bị sa mạc hóa: “Toàn bộ vương quốc biến thành sa mạc, đất đai gặp họa, thị trấn bị tàn phá, cát bay mù trời, không ai sống sót nổi. Không biết, sẽ còn chuyện gì xảy ra tiếp theo”.
Thảo nguyên biến thành sa mạc, liệu đây có phải là nguyên nhân khiến vương quốc Ai Cập cổ đại đứng bên vực tiêu vong? Tuy nhiên, xét về mặt niên đại, lý lẽ này dường như còn thiếu sức thuyết phục. Vậy, đâu là nguyên nhân thực sự?
Cuối cùng, đáp án cũng dần lộ diện khi các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bên trong một hang động tại Israel có những vật chứng đủ sức phản ánh khí hậu thời cổ đại, đó chính là các thạch nhũ. Theo thời gian, các thạch nhũ không ngừng phát triển và thu được nước mưa. Trong nước mưa thời xưa chứa nguyên tố oxi. Các nhà khoa học đã lấy mẫu các lớp khác nhau của thạch nhũ, dùng khối phổ giám định tỷ lệ oxi. Kết quả cho thấy, vào khoảng 4.200 năm trước đây, lượng mưa tại đây đã giảm khoảng 20%. Đó là đợt biến đổi khí hậu rõ rệt nhất của khu vực này trong vòng 5.000 năm trở lại đây.
Tuy khí hậu của Israel không giống Ai Cập, nhưng hai quốc gia này vẫn là láng giềng. Vì vậy, theo suy đoán của các nhà khoa học, có lẽ vào thời đó, tại vương quốc Ai Cập cổ đại đã xảy ra một trận biến đổi lớn về khí hậu, dẫn đến hạn hán khiến người dân lâm vào cảnh đói khát, chết chóc. Phải chăng, đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự suy tàn của vương quốc Ai Cập cổ đại?
Hải Dịu (theo Ifeng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét