Kim Tự tháp ở Ai Cập Chúng ta quen dịch từ paramid của tiếng Anh hay paramide của tiếng Pháp là Kim Tự tháp (ngọn tháp hình chữ ‘kim’ 金) là vì hình dáng của loại tháp này có nét hao hao tự dạng này chứ hoàn toàn không mang một tư tưởng nào liên quan đến ngữ nghĩa của nó. Từ paramid có nguồn gốc Hy Lạp (chứ không phải Ai Cập), dùng để chỉ những cấu trúc được lắp ghép bởi các mặt tam giác lại với nhau trên một đáy hình vuông hay chữ nhật. Cũng như nhiều công trình kiến trúc cổ đại khác trên thế giới, Kim Tự tháp gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo. Kim Tự tháp thuở xa xưa chỉ là gò mộ cho các pharaohs, sau đó cách tân dần thành hình thái quen thuộc ngày nay. Tiến trình cách tân đó để lại một số dạng Kim Tự tháp khác nhau sẽ đề cập đến trong loạt bài này. Chúng ta sẽ thấy ở Ai Cập có loại Kim Tự tháp bậc thang mà các nhà khoa học ngày nay vẫn chưa lí giải thuyết phục vì sao vùng Trung Mỹ cũng có loại hình Kim Tự tháp này. Người Ai Cập cổ đại tin có một cuộc sống khác sau khi chết, cuộc sống mới mà ai cũng mơ ước tới là cuộc sống trên trời cùng các thần thánh. Các pharaohs không là ngoại lệ, các đấng quân vương này thật sự khao khát hội ngộ chư thần ở trên trời. Nhưng khác với các tầng cấp xã hội khác, các pharaohs chuẩn bị rất kỹ cho con đường này: Kim Tự tháp. Ý nghĩa của nó được trình bày khá chi tiết trong bộ sách tối cổ “Tử Thư Ai Cập” (Egyptian Book of Death) cách nay 3400-3500 năm, tức vào khoảng năm 1400-1500 trước Công Nguyên. Thực ra cuốn sách này chỉ biên thuật lại những bản đá chạm trong các Kim Tự tháp dùng để hướng dẫn các vong linh pharaohs theo đó mà đi về với thần linh. Những bia kí này được các nhà Ai Cập học gọi là sách Kim Tự tháp. Họ tin rằng trên bầu trời có những ngôi sao dẫn đường và vong linh pharaohs theo đó mà đi. Chính vì thế nên các Kim Tự tháp luôn tuân theo một hướng nhất định và bố trí trên một địa bàn nhất định. Cho đến nay người ta thấy các quần thể Kim Tự tháp luôn nằm về tả ngạn sông Nil (trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi), làm chúng ta liên tưởng sự bố trí các lăng tẩm Triều Nguyễn cũng tương tự như thế bên bờ sông Hương. Có khác chăng khu lăng tẩm triều Nguyễn nằm vùng thượng du, còn Kim Tự tháp ở hạ nguồn. Tử Thư Ai Cập cũng mô tả các giai đoạn linh hồn phải trải qua sau khi chết cũng khá tương đồng với Tử Thư Bôn giáo Tây Tạng, loại kinh sách mà sau này Tịnh Độ Tông của Phật Giáo nương theo làm các lễ tuần thất. Các giai đoạn sau cái chết này có liên quan mật thiết đến cách bố trí nội thất của Kim Tự tháp. Trong lối bố trí mà các phần sau sẽ nói chi tiết cho ta thấy các Kim Tự tháp luôn có đường hầm dẫn đến nơi quàn thi hài đã ướp của các pharaohs và bên ngoài có đền thờ riêng như miếu thờ ở khu lăng mộ triều Nguyễn (khu tẩm và khu miếu thờ). Trang trí bên trong có sơ đồ bầu trời để các vị pharaohs không ‘lạc lối’ trong chuyến du hành cuối cùng. Cho nên có thể nói Kim Tự tháp là một biểu trưng rõ nét của khoa phong thủy Ai Cập có trước Trung Hoa mấy ngàn năm. Rất có thể những kiến thức này đã lan truyền qua Hy Lạp (trước Công Nguyên Hy Lạp có thời kỳ đô hộ Ai Cập) và theo chân người Aryan đi vào Ấn Độ. Xuất phát từ Ấn Độ theo chân Phật giáo và Mật giáo vào Tây Tạng, sau đó là Trung Hoa. Nhiều khả năng nền văn hóa Ai Cập Cổ đại truyền đi khắp thế giới như thế, chứ không phải du nhập từ các nền văn minh khác về. Lí do là niên đại của các Kim Tự tháp rất cổ, cổ hơn rất nhiều so với sự khởi sinh các nền văn minh khác trên thế giới. Theo khảo cổ học, Kim Tự tháp xuất hiện rất sớm, chẳng hạn như Kim Tự tháp Djoser trước Công nguyên 2620 năm tức cách nay gần 5.000 năm. Việc xây dựng Kim Tự tháp chứng tỏ Ai Cập thời đó đã có cơ cấu tổ chức xã hội cao, cấu trúc thượng tầng chính trị và pháp luật đã thay thế những quy ước xã hội. Nói khác đi xã hội Ai Cập thời đó đã vượt qua khái niệm văn hóa trở thành nền văn minh thật sự. Vào thời kỳ này chưa có chứng cứ khảo cổ đáng tin cậy về sự xuất hiện nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ ngoài các truyền thuyết. Các Kim Tự tháp trên thế giới 1.- Kim Tự tháp ở Hy Lạp. Sự có mặt của Kim Tự tháp ở Hy Lạp không có gì đáng ngạc nhiên vì một thời kỳ cổ đại Ai Cập bị nước này xâm chiếm. Cho đến nay người ta phát hiện được trên đất Hy Lạp hơn 16 Kim Tự tháp, niên đại cổ nhất là Kim Tự tháp Hellinikon. Kim Tự tháp Hellinikon nằm ở rìa Tây Nam bình nguyên Argolid, gần phát nguyên dòng sông Erasinos (nay gọi là sông Kephalari). Ngày 9 tháng 2 năm 1995, Viện Hàn Lâm Athens công bố kết quả nghiên cứu Kim Tự tháp này có niên đại vào khoảng năm 2720 trước Công Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu có nghi vấn về niên đại này vì nó có trước cả Kim Tự tháp Lớn Cheops hay sao? Thời pharaoh Cheops xứ Ai Cập rất hung mạnh và chưa có chứng cứ sự giao lưu với Hy Lạp đủ để mang văn hóa Kim Tự tháp qua xứ này. 2.- Kim Tự tháp ở Sudan: Ngoài Ai Cập Sudan là nước có nhiều Kim Tự tháp nhất (gần 220 tháp) nằm tập trung ở các vùng el-Kurru, Gebel Barkal, Nuri và Meroe. Điều này cũng dễ hiểu vì lịch sử cổ đại của Au Cập có nhiều giai đoạn thống trị Sudan. Được quan tâm nhiều nhất là quần thể Kim Tự tháp ở Meroe trong đó có đền thờ thần Amun. 3.- Kim Tự tháp ở Thổ Nhĩ Kỳ: thực ra chỉ là lăng mộ và một ngôi đền thờ vua Antinochus I xây trên chóp một ngọn núi Kahta cao 2150 m. Kiến trúc này xây dựng vào năm 80-72 trước Công nguyên. Phần lăng mộ do con người kiến tạo chỉ cao 10 m, có dáng dấp Kim Tự tháp nấc thang chóp bằng. 4.- Kim Tự tháp ở Java, Indonesia: đó là đền Candi Sukuh có dáng dấp Kim Tự tháp, một thời nơi này là Trung Tâm Phật Giáo xứ Vạn Đảo, nhưng sau đó hoang phế vì Đạo Hồi chiếm ưu thế. Điều kỳ lạ là tại đây có biểu tượng con rắn 2 đầu giống như thần vật Quetzalcoatl ở Châu Mỹ. Bí ẩn này làm đau đầu các nhà nghiên cứu. 5.- Kim Tự tháp ở Tahiti: thuyền trưởng Cook có nói về Kim Tự tháp này khi ghé thăm đảo. Đáng tiếc hiện không còn nữa, chỉ sót lại vài hàng cột. Đây chỉ là hình vẽ trong cuốn The Voyage of McDuff (Chuyến Du hành của McDuff), 6.- Kim Tự tháp ở phía Tây đảo Samoa: là loại Kim Tự tháp hình sao (đáy có 5 đỉnh như ngôi sao) hay còn gọi là gò mộ Pulemelei, được xây dựng bằng đá ba-zan. Công trình này cao 12 m, kích thước đáy 60×65 m, niên đại khá muộn khoảng 1100-1400 sau Công nguyên. Đây là công trình lớn nhất của người Đa Đảo (Polynesia). 7.- Kim Tự tháp ở Trung Hoa: ở Trung Hoa có một số gò mộ được gọi là Kim Tự tháp, lần đầu tiên được phát hiện là Kim Tự tháp Trắng ở núi Tần Lĩnh, gần thành phố Tây An, vào năm 1945. Người phát hiện là phi công không lực Mỹ, James Gaussman, đã chụp ảnh Kim Tự tháp này. Nhưng ảnh tư liệu đó không công bố suốt non nửa thế kỷ vì bị liệt vào tài liệu quân sự. Hai năm sau, Đại tá Maurice Sheahan nghe tin đã tìm kiếm và chụp lại, sau đó công bố trên tờ New York Times, số ngày 28 tháng 3 năm 1947. Nổi tiếng nhất là gò mộ của Tần Thủy Hoàng. Bên trong ngoài các tượng đất nung quân lính, trên vòm khu quàn (gọi là tẩm) có dát châu ngọc theo vị trí các tinh tú trên bầu trời, rất trùng hợp với mô thức Kim Tự tháp Ai Cập. 8.- Kim Tự tháp ở Nhật Bản: là cụm lăng mộ thời Kofun (300-710 sau Công nguyên). Lớn nhất là lăng mộ của Daisen Kofun, cao 35 m và có chiều dàu khó tin 486 m. Đặc điểm của gò mộ này tuy có bậc thang và nhỏ dần khi lên cao như Kim Tự tháp nhưng nhìn từ trên cao giống chiếc chìa khóa. Chẳng biết có nên xếp vào loại hình Kim Tự tháp hay không, nên chỉ nêu ra đây để giới thiệu. 9.- Kim Tự tháp ở Belize: nằm cách thành phố Belize, 30 dặm về hướng Bắc. Nói đúng hơn đây là một quần thể Kim Tự tháp với khoảng 500 công trình, trên diện tích chừng 1,8 dặm vuông, của người thổ dân Mayas châu Mỹ dùng thờ thần Mặt trời. Nói không ngoa khu quần thể này là một thành phố tín ngưỡng tương tự như Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam hay Đế Thiên Đế Thích ở Cam-bốt. Các Kim Tự tháp nơi này đều xây theo dạng bậc thang, nổi tiếng trong quần thể này là Kim Tự tháp Altun-Ha nằm cao hơn mặt nước biển đến 6 dặm. Kim Tự tháp Altun-Ha có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá quí, đáng chú í nhất là tượng cái đầu thần Mặt trời Kinisch Ahau bằng ngọc thạch nặng hơn 4kg. Xin nói them người Ai Cập cũng thờ thần Mặt trời gọi là thần Ra, vị thần này rất được coi trọng và có rất nhiều hóa thân tùy theo từng thời điểm trong ngày. 10.- Kim Tự tháp ở El Salvador: là một cụm Kim Tự tháp nấc thang đỉnh bằng có tên Tazumal, một bộ phận của khu di chỉ Chalchuapa, Trung Mỹ. Các Kim Tự tháp này vẫn còn là bí ẩn với nhiều nhà nghiên cứu. 11.- Kim Tự tháp ở Guatemala: các Kim Tự tháp này được xây dựng trong khoảng 500-250 năm trước Công Nguyên,nổi tiếng có Kim Tự tháp Tikal. Các nhà nghiên cứu cho rằng Kim Tự tháp Tikal là đài quan sát thiên văn thời xưa vì khi đến thời điểm hạ chí Mặt trời mọc ở vị trí phía bắc công trình, xuân phân và thu phân ở giữa và đông chí ở phía nam. Nổi tiếng không kém là Kim Tự tháp đôi (Twin Pyramids), là hai Kim Tự tháp nấc thang đỉnh bằng bố trí theo trục Đông-Tây trên một đài cao. Hiện không còn nữa. 12.- Kim Tự tháp ở Peru: hiện phát hiện ít nhất 10 Kim Tự tháp ven bờ biển xứ này, nhưng phần lớn bị hư hại và mất ngọn, tiêu biểu là Kim Tự tháp Huallamarca. Đó là di sản của dân tộc Vicus từng có thời phồn vinh nơi vùng đất này trước khi có sự di dân của người Tây Ban Nha. Dựa vào các mẫu gốm trang trí khai quật được, các nhà khảo cổ đánh giá chúng có niên đại khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên. 13.- Kim Tự tháp ở Bolivia: đất nước này nổi tiếng với Kim Tự tháp Akapana, cao 59 bộ (feets). Ban đầu người ta chỉ cho là ngọn đồi tự nhiên cho đến khi xây dựng tuyến đường sắt hồi thập niên 1900 mới khám phá ra đây là một Kim Tự tháp. Nó được xây dựng vào khoảng năm 700 sau Công nguyên và chứa đợng nơi đây nhiều dấu vết buộc các nhà khảo cổ nghiên cứu mãi đến nay chưa chấm dứt. 14.- Kim Tự tháp ở Ecuador: là phức hợp Kim Tự tháp và gò mộ ở Cochasquí, gồm khoảng 15 Kim Tự tháp gảy ngọn với vật liệu đất sét và nhiều gò mộ khác được xây dựng vào khoảng 950-1550 sau Công nguyên. Năm 1979 các Kim Tự tháp này được công nhận di sản văn hóa nhân loại. Điều bí ẩn của nhóm Kim Tự tháp này là được xây dựng ngay bên dưới đường di chuyển biểu kiến của Mặt trời dọc theo Trái đất. Phải chăng thời xa xưa người shamans đã sở hữu một kiến thức thiên văn rất cao. Các nghiên cứu cho thấy đây là quần thể dùng để tế lễ thần Mặt trời của người shamans. Hiện tục tế lễ này vẫn còn duy trì ở dân bản địa vùng này vào ngày Đông chí. 15.- Kim Tự tháp ở Mexico (Mê-hi-cô): đất nước này sở hữu một Kim Tự tháp được coi là lớn nhất thế giới: Kim Tự tháp Cholula (còn gọi là Kim Tự tháp Tlachihualtepetl), vùng Puebla. Theo nghiên cứu phức hợp Kim Tự tháp – Đền Thờ này xây dựng làm 4 giai đoạn, kéo dài từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, để người Aztez thờ thần Quetzalcoatl. Kim Tự tháp chính có đáy vuông 450×450 m và cao 66 m. 16.- Kim Tự tháp ở Bosnia: các Kim Tự tháp ở Bosnia nằm quanh khi vực đồi Visocica. Các tác giả người Bosnia đưa ra một vài chứng cứ đây là công trình nhân tạo gây chú í của quốc tế, nhưng thuyết này bị một số học giả khác phủ nhận, cho đó là hiện tượng tự nhiên. 17.- Kim Tự tháp ở Pháp: còn gọi là Kim Tự tháp Falicon vì nằm gần thành phố mang tên này. Nó được xây dựng trên một hang động đá vôi gọi là Hang dơi (the Cave of the Bats), không đều cạnh và dáng hơi nghiêng. Không ai biết rõ nó được dựng lên vì mục đích gì, chỉ ước đoán do lính Lê Dương La Mã kiến để thực hành các nghi lễ tôn giáo có gốc Ai Cập. 18.- Kim Tự tháp ở Ý: còn gọi là Kim Tự tháp Cestius, một Kim Tự tháp Ai Cập đúng nghĩa ở thành phố Rome. Nó được xây vào năm thứ 12 sau Công nguyên để làm lăng mộ cho Caius Cestius, viên Tổng trấn xứ Ai Cập của Đế chế La Mã. Kim Tự tháp này có đáy vuông cạnh 22 m, cao 27 m, xây bằng gạch ốp đá hoa cương. Gian quàn thi hài ở bên trong dài 5,95 m, rộng 4,10 m và cao 4,80 m. 19.- Kim Tự tháp ở Tây Ban Nha: còn gọi là Kim Tự tháp Guimar vì ở gần địa danh này, nằm trên đảo Spain’s Canary. Guimar là loại Kim Tự tháp có 6 bậc thang được phát hiện vào năm 1998. Trước đó cư dân trên đảo không nghĩ là Kim Tự tháp, chỉ cho đó là cột đá núi lửa. Đó là một phức hợp gồm ba Kim Tự tháp mà theo nghiên cứu chịu ảnh hưởng của Kim Tự tháp châu Mỹ, do Colombo du nhập về sau khi đi đến lục địa này. 20.- Kim Tự tháp dưới đại dương: đây là một trong những ly kỳ thú vị về đề tài Kim Tự tháp. Năm 1995, nhà thám hiểm biển người Nhật, Kihachirou Aratake, tình cờ khám phá một số cấu trúc kiến tạo của con người ở ngoài khơi đảo Yonaguni. Chúng chưa từng được giới khảo cổ nói đến và chẳng có thư tịch gì. Ít lâu sau một đoàn nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ryukyus, do GS Misaki Kimura lãnh đạo, đến thực địa và xác nhận đó là những kiến trúc kiểu Kim Tự tháp của Ai cập, vùng Lưỡng Hà hay ở Trung – Nam Mỹ. Nhiều phân tích cho thấy chúng có niên đại khoảng 8.000 năm, tương ứng với thời kỳ xây dựng Kim Tự tháp ở Ai Cập. Cũng chính niên đại này đã gây nhiều tranh cãi trong giới sử học và khảo cổ học. Nhưng dù thế nào, chẳng ai chối cãi được nơi đáy đại dương đó từng có một nền văn minh cao mà loài người chưa từng biết đến. Người ta cũng hay nói đến Kim Tự tháp Walsh ở Châu Úc, nhưng nó không là công trình kiến trúc mà là Kim Tự tháp tự nhiên. Nói khác đi chỉ là ngọn núi có hình Kim Tự tháp cao 922 m. (Nguồn: Đức Chính - Khanhhoathuynga"s collection)
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013
Tìm hiểu về Kim Tự tháp
Tìm hiểu về Kim Tự tháp
Kim Tự tháp ở Ai Cập Chúng ta quen dịch từ paramid của tiếng Anh hay paramide của tiếng Pháp là Kim Tự tháp (ngọn tháp hình chữ ‘kim’ 金) là vì hình dáng của loại tháp này có nét hao hao tự dạng này chứ hoàn toàn không mang một tư tưởng nào liên quan đến ngữ nghĩa của nó. Từ paramid có nguồn gốc Hy Lạp (chứ không phải Ai Cập), dùng để chỉ những cấu trúc được lắp ghép bởi các mặt tam giác lại với nhau trên một đáy hình vuông hay chữ nhật. Cũng như nhiều công trình kiến trúc cổ đại khác trên thế giới, Kim Tự tháp gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo. Kim Tự tháp thuở xa xưa chỉ là gò mộ cho các pharaohs, sau đó cách tân dần thành hình thái quen thuộc ngày nay. Tiến trình cách tân đó để lại một số dạng Kim Tự tháp khác nhau sẽ đề cập đến trong loạt bài này. Chúng ta sẽ thấy ở Ai Cập có loại Kim Tự tháp bậc thang mà các nhà khoa học ngày nay vẫn chưa lí giải thuyết phục vì sao vùng Trung Mỹ cũng có loại hình Kim Tự tháp này. Người Ai Cập cổ đại tin có một cuộc sống khác sau khi chết, cuộc sống mới mà ai cũng mơ ước tới là cuộc sống trên trời cùng các thần thánh. Các pharaohs không là ngoại lệ, các đấng quân vương này thật sự khao khát hội ngộ chư thần ở trên trời. Nhưng khác với các tầng cấp xã hội khác, các pharaohs chuẩn bị rất kỹ cho con đường này: Kim Tự tháp. Ý nghĩa của nó được trình bày khá chi tiết trong bộ sách tối cổ “Tử Thư Ai Cập” (Egyptian Book of Death) cách nay 3400-3500 năm, tức vào khoảng năm 1400-1500 trước Công Nguyên. Thực ra cuốn sách này chỉ biên thuật lại những bản đá chạm trong các Kim Tự tháp dùng để hướng dẫn các vong linh pharaohs theo đó mà đi về với thần linh. Những bia kí này được các nhà Ai Cập học gọi là sách Kim Tự tháp. Họ tin rằng trên bầu trời có những ngôi sao dẫn đường và vong linh pharaohs theo đó mà đi. Chính vì thế nên các Kim Tự tháp luôn tuân theo một hướng nhất định và bố trí trên một địa bàn nhất định. Cho đến nay người ta thấy các quần thể Kim Tự tháp luôn nằm về tả ngạn sông Nil (trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi), làm chúng ta liên tưởng sự bố trí các lăng tẩm Triều Nguyễn cũng tương tự như thế bên bờ sông Hương. Có khác chăng khu lăng tẩm triều Nguyễn nằm vùng thượng du, còn Kim Tự tháp ở hạ nguồn. Tử Thư Ai Cập cũng mô tả các giai đoạn linh hồn phải trải qua sau khi chết cũng khá tương đồng với Tử Thư Bôn giáo Tây Tạng, loại kinh sách mà sau này Tịnh Độ Tông của Phật Giáo nương theo làm các lễ tuần thất. Các giai đoạn sau cái chết này có liên quan mật thiết đến cách bố trí nội thất của Kim Tự tháp. Trong lối bố trí mà các phần sau sẽ nói chi tiết cho ta thấy các Kim Tự tháp luôn có đường hầm dẫn đến nơi quàn thi hài đã ướp của các pharaohs và bên ngoài có đền thờ riêng như miếu thờ ở khu lăng mộ triều Nguyễn (khu tẩm và khu miếu thờ). Trang trí bên trong có sơ đồ bầu trời để các vị pharaohs không ‘lạc lối’ trong chuyến du hành cuối cùng. Cho nên có thể nói Kim Tự tháp là một biểu trưng rõ nét của khoa phong thủy Ai Cập có trước Trung Hoa mấy ngàn năm. Rất có thể những kiến thức này đã lan truyền qua Hy Lạp (trước Công Nguyên Hy Lạp có thời kỳ đô hộ Ai Cập) và theo chân người Aryan đi vào Ấn Độ. Xuất phát từ Ấn Độ theo chân Phật giáo và Mật giáo vào Tây Tạng, sau đó là Trung Hoa. Nhiều khả năng nền văn hóa Ai Cập Cổ đại truyền đi khắp thế giới như thế, chứ không phải du nhập từ các nền văn minh khác về. Lí do là niên đại của các Kim Tự tháp rất cổ, cổ hơn rất nhiều so với sự khởi sinh các nền văn minh khác trên thế giới. Theo khảo cổ học, Kim Tự tháp xuất hiện rất sớm, chẳng hạn như Kim Tự tháp Djoser trước Công nguyên 2620 năm tức cách nay gần 5.000 năm. Việc xây dựng Kim Tự tháp chứng tỏ Ai Cập thời đó đã có cơ cấu tổ chức xã hội cao, cấu trúc thượng tầng chính trị và pháp luật đã thay thế những quy ước xã hội. Nói khác đi xã hội Ai Cập thời đó đã vượt qua khái niệm văn hóa trở thành nền văn minh thật sự. Vào thời kỳ này chưa có chứng cứ khảo cổ đáng tin cậy về sự xuất hiện nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ ngoài các truyền thuyết. Các Kim Tự tháp trên thế giới 1.- Kim Tự tháp ở Hy Lạp. Sự có mặt của Kim Tự tháp ở Hy Lạp không có gì đáng ngạc nhiên vì một thời kỳ cổ đại Ai Cập bị nước này xâm chiếm. Cho đến nay người ta phát hiện được trên đất Hy Lạp hơn 16 Kim Tự tháp, niên đại cổ nhất là Kim Tự tháp Hellinikon. Kim Tự tháp Hellinikon nằm ở rìa Tây Nam bình nguyên Argolid, gần phát nguyên dòng sông Erasinos (nay gọi là sông Kephalari). Ngày 9 tháng 2 năm 1995, Viện Hàn Lâm Athens công bố kết quả nghiên cứu Kim Tự tháp này có niên đại vào khoảng năm 2720 trước Công Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu có nghi vấn về niên đại này vì nó có trước cả Kim Tự tháp Lớn Cheops hay sao? Thời pharaoh Cheops xứ Ai Cập rất hung mạnh và chưa có chứng cứ sự giao lưu với Hy Lạp đủ để mang văn hóa Kim Tự tháp qua xứ này. 2.- Kim Tự tháp ở Sudan: Ngoài Ai Cập Sudan là nước có nhiều Kim Tự tháp nhất (gần 220 tháp) nằm tập trung ở các vùng el-Kurru, Gebel Barkal, Nuri và Meroe. Điều này cũng dễ hiểu vì lịch sử cổ đại của Au Cập có nhiều giai đoạn thống trị Sudan. Được quan tâm nhiều nhất là quần thể Kim Tự tháp ở Meroe trong đó có đền thờ thần Amun. 3.- Kim Tự tháp ở Thổ Nhĩ Kỳ: thực ra chỉ là lăng mộ và một ngôi đền thờ vua Antinochus I xây trên chóp một ngọn núi Kahta cao 2150 m. Kiến trúc này xây dựng vào năm 80-72 trước Công nguyên. Phần lăng mộ do con người kiến tạo chỉ cao 10 m, có dáng dấp Kim Tự tháp nấc thang chóp bằng. 4.- Kim Tự tháp ở Java, Indonesia: đó là đền Candi Sukuh có dáng dấp Kim Tự tháp, một thời nơi này là Trung Tâm Phật Giáo xứ Vạn Đảo, nhưng sau đó hoang phế vì Đạo Hồi chiếm ưu thế. Điều kỳ lạ là tại đây có biểu tượng con rắn 2 đầu giống như thần vật Quetzalcoatl ở Châu Mỹ. Bí ẩn này làm đau đầu các nhà nghiên cứu. 5.- Kim Tự tháp ở Tahiti: thuyền trưởng Cook có nói về Kim Tự tháp này khi ghé thăm đảo. Đáng tiếc hiện không còn nữa, chỉ sót lại vài hàng cột. Đây chỉ là hình vẽ trong cuốn The Voyage of McDuff (Chuyến Du hành của McDuff), 6.- Kim Tự tháp ở phía Tây đảo Samoa: là loại Kim Tự tháp hình sao (đáy có 5 đỉnh như ngôi sao) hay còn gọi là gò mộ Pulemelei, được xây dựng bằng đá ba-zan. Công trình này cao 12 m, kích thước đáy 60×65 m, niên đại khá muộn khoảng 1100-1400 sau Công nguyên. Đây là công trình lớn nhất của người Đa Đảo (Polynesia). 7.- Kim Tự tháp ở Trung Hoa: ở Trung Hoa có một số gò mộ được gọi là Kim Tự tháp, lần đầu tiên được phát hiện là Kim Tự tháp Trắng ở núi Tần Lĩnh, gần thành phố Tây An, vào năm 1945. Người phát hiện là phi công không lực Mỹ, James Gaussman, đã chụp ảnh Kim Tự tháp này. Nhưng ảnh tư liệu đó không công bố suốt non nửa thế kỷ vì bị liệt vào tài liệu quân sự. Hai năm sau, Đại tá Maurice Sheahan nghe tin đã tìm kiếm và chụp lại, sau đó công bố trên tờ New York Times, số ngày 28 tháng 3 năm 1947. Nổi tiếng nhất là gò mộ của Tần Thủy Hoàng. Bên trong ngoài các tượng đất nung quân lính, trên vòm khu quàn (gọi là tẩm) có dát châu ngọc theo vị trí các tinh tú trên bầu trời, rất trùng hợp với mô thức Kim Tự tháp Ai Cập. 8.- Kim Tự tháp ở Nhật Bản: là cụm lăng mộ thời Kofun (300-710 sau Công nguyên). Lớn nhất là lăng mộ của Daisen Kofun, cao 35 m và có chiều dàu khó tin 486 m. Đặc điểm của gò mộ này tuy có bậc thang và nhỏ dần khi lên cao như Kim Tự tháp nhưng nhìn từ trên cao giống chiếc chìa khóa. Chẳng biết có nên xếp vào loại hình Kim Tự tháp hay không, nên chỉ nêu ra đây để giới thiệu. 9.- Kim Tự tháp ở Belize: nằm cách thành phố Belize, 30 dặm về hướng Bắc. Nói đúng hơn đây là một quần thể Kim Tự tháp với khoảng 500 công trình, trên diện tích chừng 1,8 dặm vuông, của người thổ dân Mayas châu Mỹ dùng thờ thần Mặt trời. Nói không ngoa khu quần thể này là một thành phố tín ngưỡng tương tự như Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam hay Đế Thiên Đế Thích ở Cam-bốt. Các Kim Tự tháp nơi này đều xây theo dạng bậc thang, nổi tiếng trong quần thể này là Kim Tự tháp Altun-Ha nằm cao hơn mặt nước biển đến 6 dặm. Kim Tự tháp Altun-Ha có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá quí, đáng chú í nhất là tượng cái đầu thần Mặt trời Kinisch Ahau bằng ngọc thạch nặng hơn 4kg. Xin nói them người Ai Cập cũng thờ thần Mặt trời gọi là thần Ra, vị thần này rất được coi trọng và có rất nhiều hóa thân tùy theo từng thời điểm trong ngày. 10.- Kim Tự tháp ở El Salvador: là một cụm Kim Tự tháp nấc thang đỉnh bằng có tên Tazumal, một bộ phận của khu di chỉ Chalchuapa, Trung Mỹ. Các Kim Tự tháp này vẫn còn là bí ẩn với nhiều nhà nghiên cứu. 11.- Kim Tự tháp ở Guatemala: các Kim Tự tháp này được xây dựng trong khoảng 500-250 năm trước Công Nguyên,nổi tiếng có Kim Tự tháp Tikal. Các nhà nghiên cứu cho rằng Kim Tự tháp Tikal là đài quan sát thiên văn thời xưa vì khi đến thời điểm hạ chí Mặt trời mọc ở vị trí phía bắc công trình, xuân phân và thu phân ở giữa và đông chí ở phía nam. Nổi tiếng không kém là Kim Tự tháp đôi (Twin Pyramids), là hai Kim Tự tháp nấc thang đỉnh bằng bố trí theo trục Đông-Tây trên một đài cao. Hiện không còn nữa. 12.- Kim Tự tháp ở Peru: hiện phát hiện ít nhất 10 Kim Tự tháp ven bờ biển xứ này, nhưng phần lớn bị hư hại và mất ngọn, tiêu biểu là Kim Tự tháp Huallamarca. Đó là di sản của dân tộc Vicus từng có thời phồn vinh nơi vùng đất này trước khi có sự di dân của người Tây Ban Nha. Dựa vào các mẫu gốm trang trí khai quật được, các nhà khảo cổ đánh giá chúng có niên đại khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên. 13.- Kim Tự tháp ở Bolivia: đất nước này nổi tiếng với Kim Tự tháp Akapana, cao 59 bộ (feets). Ban đầu người ta chỉ cho là ngọn đồi tự nhiên cho đến khi xây dựng tuyến đường sắt hồi thập niên 1900 mới khám phá ra đây là một Kim Tự tháp. Nó được xây dựng vào khoảng năm 700 sau Công nguyên và chứa đợng nơi đây nhiều dấu vết buộc các nhà khảo cổ nghiên cứu mãi đến nay chưa chấm dứt. 14.- Kim Tự tháp ở Ecuador: là phức hợp Kim Tự tháp và gò mộ ở Cochasquí, gồm khoảng 15 Kim Tự tháp gảy ngọn với vật liệu đất sét và nhiều gò mộ khác được xây dựng vào khoảng 950-1550 sau Công nguyên. Năm 1979 các Kim Tự tháp này được công nhận di sản văn hóa nhân loại. Điều bí ẩn của nhóm Kim Tự tháp này là được xây dựng ngay bên dưới đường di chuyển biểu kiến của Mặt trời dọc theo Trái đất. Phải chăng thời xa xưa người shamans đã sở hữu một kiến thức thiên văn rất cao. Các nghiên cứu cho thấy đây là quần thể dùng để tế lễ thần Mặt trời của người shamans. Hiện tục tế lễ này vẫn còn duy trì ở dân bản địa vùng này vào ngày Đông chí. 15.- Kim Tự tháp ở Mexico (Mê-hi-cô): đất nước này sở hữu một Kim Tự tháp được coi là lớn nhất thế giới: Kim Tự tháp Cholula (còn gọi là Kim Tự tháp Tlachihualtepetl), vùng Puebla. Theo nghiên cứu phức hợp Kim Tự tháp – Đền Thờ này xây dựng làm 4 giai đoạn, kéo dài từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, để người Aztez thờ thần Quetzalcoatl. Kim Tự tháp chính có đáy vuông 450×450 m và cao 66 m. 16.- Kim Tự tháp ở Bosnia: các Kim Tự tháp ở Bosnia nằm quanh khi vực đồi Visocica. Các tác giả người Bosnia đưa ra một vài chứng cứ đây là công trình nhân tạo gây chú í của quốc tế, nhưng thuyết này bị một số học giả khác phủ nhận, cho đó là hiện tượng tự nhiên. 17.- Kim Tự tháp ở Pháp: còn gọi là Kim Tự tháp Falicon vì nằm gần thành phố mang tên này. Nó được xây dựng trên một hang động đá vôi gọi là Hang dơi (the Cave of the Bats), không đều cạnh và dáng hơi nghiêng. Không ai biết rõ nó được dựng lên vì mục đích gì, chỉ ước đoán do lính Lê Dương La Mã kiến để thực hành các nghi lễ tôn giáo có gốc Ai Cập. 18.- Kim Tự tháp ở Ý: còn gọi là Kim Tự tháp Cestius, một Kim Tự tháp Ai Cập đúng nghĩa ở thành phố Rome. Nó được xây vào năm thứ 12 sau Công nguyên để làm lăng mộ cho Caius Cestius, viên Tổng trấn xứ Ai Cập của Đế chế La Mã. Kim Tự tháp này có đáy vuông cạnh 22 m, cao 27 m, xây bằng gạch ốp đá hoa cương. Gian quàn thi hài ở bên trong dài 5,95 m, rộng 4,10 m và cao 4,80 m. 19.- Kim Tự tháp ở Tây Ban Nha: còn gọi là Kim Tự tháp Guimar vì ở gần địa danh này, nằm trên đảo Spain’s Canary. Guimar là loại Kim Tự tháp có 6 bậc thang được phát hiện vào năm 1998. Trước đó cư dân trên đảo không nghĩ là Kim Tự tháp, chỉ cho đó là cột đá núi lửa. Đó là một phức hợp gồm ba Kim Tự tháp mà theo nghiên cứu chịu ảnh hưởng của Kim Tự tháp châu Mỹ, do Colombo du nhập về sau khi đi đến lục địa này. 20.- Kim Tự tháp dưới đại dương: đây là một trong những ly kỳ thú vị về đề tài Kim Tự tháp. Năm 1995, nhà thám hiểm biển người Nhật, Kihachirou Aratake, tình cờ khám phá một số cấu trúc kiến tạo của con người ở ngoài khơi đảo Yonaguni. Chúng chưa từng được giới khảo cổ nói đến và chẳng có thư tịch gì. Ít lâu sau một đoàn nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ryukyus, do GS Misaki Kimura lãnh đạo, đến thực địa và xác nhận đó là những kiến trúc kiểu Kim Tự tháp của Ai cập, vùng Lưỡng Hà hay ở Trung – Nam Mỹ. Nhiều phân tích cho thấy chúng có niên đại khoảng 8.000 năm, tương ứng với thời kỳ xây dựng Kim Tự tháp ở Ai Cập. Cũng chính niên đại này đã gây nhiều tranh cãi trong giới sử học và khảo cổ học. Nhưng dù thế nào, chẳng ai chối cãi được nơi đáy đại dương đó từng có một nền văn minh cao mà loài người chưa từng biết đến. Người ta cũng hay nói đến Kim Tự tháp Walsh ở Châu Úc, nhưng nó không là công trình kiến trúc mà là Kim Tự tháp tự nhiên. Nói khác đi chỉ là ngọn núi có hình Kim Tự tháp cao 922 m. (Nguồn: Đức Chính - Khanhhoathuynga"s collection)
Kim Tự tháp ở Ai Cập Chúng ta quen dịch từ paramid của tiếng Anh hay paramide của tiếng Pháp là Kim Tự tháp (ngọn tháp hình chữ ‘kim’ 金) là vì hình dáng của loại tháp này có nét hao hao tự dạng này chứ hoàn toàn không mang một tư tưởng nào liên quan đến ngữ nghĩa của nó. Từ paramid có nguồn gốc Hy Lạp (chứ không phải Ai Cập), dùng để chỉ những cấu trúc được lắp ghép bởi các mặt tam giác lại với nhau trên một đáy hình vuông hay chữ nhật. Cũng như nhiều công trình kiến trúc cổ đại khác trên thế giới, Kim Tự tháp gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo. Kim Tự tháp thuở xa xưa chỉ là gò mộ cho các pharaohs, sau đó cách tân dần thành hình thái quen thuộc ngày nay. Tiến trình cách tân đó để lại một số dạng Kim Tự tháp khác nhau sẽ đề cập đến trong loạt bài này. Chúng ta sẽ thấy ở Ai Cập có loại Kim Tự tháp bậc thang mà các nhà khoa học ngày nay vẫn chưa lí giải thuyết phục vì sao vùng Trung Mỹ cũng có loại hình Kim Tự tháp này. Người Ai Cập cổ đại tin có một cuộc sống khác sau khi chết, cuộc sống mới mà ai cũng mơ ước tới là cuộc sống trên trời cùng các thần thánh. Các pharaohs không là ngoại lệ, các đấng quân vương này thật sự khao khát hội ngộ chư thần ở trên trời. Nhưng khác với các tầng cấp xã hội khác, các pharaohs chuẩn bị rất kỹ cho con đường này: Kim Tự tháp. Ý nghĩa của nó được trình bày khá chi tiết trong bộ sách tối cổ “Tử Thư Ai Cập” (Egyptian Book of Death) cách nay 3400-3500 năm, tức vào khoảng năm 1400-1500 trước Công Nguyên. Thực ra cuốn sách này chỉ biên thuật lại những bản đá chạm trong các Kim Tự tháp dùng để hướng dẫn các vong linh pharaohs theo đó mà đi về với thần linh. Những bia kí này được các nhà Ai Cập học gọi là sách Kim Tự tháp. Họ tin rằng trên bầu trời có những ngôi sao dẫn đường và vong linh pharaohs theo đó mà đi. Chính vì thế nên các Kim Tự tháp luôn tuân theo một hướng nhất định và bố trí trên một địa bàn nhất định. Cho đến nay người ta thấy các quần thể Kim Tự tháp luôn nằm về tả ngạn sông Nil (trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi), làm chúng ta liên tưởng sự bố trí các lăng tẩm Triều Nguyễn cũng tương tự như thế bên bờ sông Hương. Có khác chăng khu lăng tẩm triều Nguyễn nằm vùng thượng du, còn Kim Tự tháp ở hạ nguồn. Tử Thư Ai Cập cũng mô tả các giai đoạn linh hồn phải trải qua sau khi chết cũng khá tương đồng với Tử Thư Bôn giáo Tây Tạng, loại kinh sách mà sau này Tịnh Độ Tông của Phật Giáo nương theo làm các lễ tuần thất. Các giai đoạn sau cái chết này có liên quan mật thiết đến cách bố trí nội thất của Kim Tự tháp. Trong lối bố trí mà các phần sau sẽ nói chi tiết cho ta thấy các Kim Tự tháp luôn có đường hầm dẫn đến nơi quàn thi hài đã ướp của các pharaohs và bên ngoài có đền thờ riêng như miếu thờ ở khu lăng mộ triều Nguyễn (khu tẩm và khu miếu thờ). Trang trí bên trong có sơ đồ bầu trời để các vị pharaohs không ‘lạc lối’ trong chuyến du hành cuối cùng. Cho nên có thể nói Kim Tự tháp là một biểu trưng rõ nét của khoa phong thủy Ai Cập có trước Trung Hoa mấy ngàn năm. Rất có thể những kiến thức này đã lan truyền qua Hy Lạp (trước Công Nguyên Hy Lạp có thời kỳ đô hộ Ai Cập) và theo chân người Aryan đi vào Ấn Độ. Xuất phát từ Ấn Độ theo chân Phật giáo và Mật giáo vào Tây Tạng, sau đó là Trung Hoa. Nhiều khả năng nền văn hóa Ai Cập Cổ đại truyền đi khắp thế giới như thế, chứ không phải du nhập từ các nền văn minh khác về. Lí do là niên đại của các Kim Tự tháp rất cổ, cổ hơn rất nhiều so với sự khởi sinh các nền văn minh khác trên thế giới. Theo khảo cổ học, Kim Tự tháp xuất hiện rất sớm, chẳng hạn như Kim Tự tháp Djoser trước Công nguyên 2620 năm tức cách nay gần 5.000 năm. Việc xây dựng Kim Tự tháp chứng tỏ Ai Cập thời đó đã có cơ cấu tổ chức xã hội cao, cấu trúc thượng tầng chính trị và pháp luật đã thay thế những quy ước xã hội. Nói khác đi xã hội Ai Cập thời đó đã vượt qua khái niệm văn hóa trở thành nền văn minh thật sự. Vào thời kỳ này chưa có chứng cứ khảo cổ đáng tin cậy về sự xuất hiện nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ ngoài các truyền thuyết. Các Kim Tự tháp trên thế giới 1.- Kim Tự tháp ở Hy Lạp. Sự có mặt của Kim Tự tháp ở Hy Lạp không có gì đáng ngạc nhiên vì một thời kỳ cổ đại Ai Cập bị nước này xâm chiếm. Cho đến nay người ta phát hiện được trên đất Hy Lạp hơn 16 Kim Tự tháp, niên đại cổ nhất là Kim Tự tháp Hellinikon. Kim Tự tháp Hellinikon nằm ở rìa Tây Nam bình nguyên Argolid, gần phát nguyên dòng sông Erasinos (nay gọi là sông Kephalari). Ngày 9 tháng 2 năm 1995, Viện Hàn Lâm Athens công bố kết quả nghiên cứu Kim Tự tháp này có niên đại vào khoảng năm 2720 trước Công Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu có nghi vấn về niên đại này vì nó có trước cả Kim Tự tháp Lớn Cheops hay sao? Thời pharaoh Cheops xứ Ai Cập rất hung mạnh và chưa có chứng cứ sự giao lưu với Hy Lạp đủ để mang văn hóa Kim Tự tháp qua xứ này. 2.- Kim Tự tháp ở Sudan: Ngoài Ai Cập Sudan là nước có nhiều Kim Tự tháp nhất (gần 220 tháp) nằm tập trung ở các vùng el-Kurru, Gebel Barkal, Nuri và Meroe. Điều này cũng dễ hiểu vì lịch sử cổ đại của Au Cập có nhiều giai đoạn thống trị Sudan. Được quan tâm nhiều nhất là quần thể Kim Tự tháp ở Meroe trong đó có đền thờ thần Amun. 3.- Kim Tự tháp ở Thổ Nhĩ Kỳ: thực ra chỉ là lăng mộ và một ngôi đền thờ vua Antinochus I xây trên chóp một ngọn núi Kahta cao 2150 m. Kiến trúc này xây dựng vào năm 80-72 trước Công nguyên. Phần lăng mộ do con người kiến tạo chỉ cao 10 m, có dáng dấp Kim Tự tháp nấc thang chóp bằng. 4.- Kim Tự tháp ở Java, Indonesia: đó là đền Candi Sukuh có dáng dấp Kim Tự tháp, một thời nơi này là Trung Tâm Phật Giáo xứ Vạn Đảo, nhưng sau đó hoang phế vì Đạo Hồi chiếm ưu thế. Điều kỳ lạ là tại đây có biểu tượng con rắn 2 đầu giống như thần vật Quetzalcoatl ở Châu Mỹ. Bí ẩn này làm đau đầu các nhà nghiên cứu. 5.- Kim Tự tháp ở Tahiti: thuyền trưởng Cook có nói về Kim Tự tháp này khi ghé thăm đảo. Đáng tiếc hiện không còn nữa, chỉ sót lại vài hàng cột. Đây chỉ là hình vẽ trong cuốn The Voyage of McDuff (Chuyến Du hành của McDuff), 6.- Kim Tự tháp ở phía Tây đảo Samoa: là loại Kim Tự tháp hình sao (đáy có 5 đỉnh như ngôi sao) hay còn gọi là gò mộ Pulemelei, được xây dựng bằng đá ba-zan. Công trình này cao 12 m, kích thước đáy 60×65 m, niên đại khá muộn khoảng 1100-1400 sau Công nguyên. Đây là công trình lớn nhất của người Đa Đảo (Polynesia). 7.- Kim Tự tháp ở Trung Hoa: ở Trung Hoa có một số gò mộ được gọi là Kim Tự tháp, lần đầu tiên được phát hiện là Kim Tự tháp Trắng ở núi Tần Lĩnh, gần thành phố Tây An, vào năm 1945. Người phát hiện là phi công không lực Mỹ, James Gaussman, đã chụp ảnh Kim Tự tháp này. Nhưng ảnh tư liệu đó không công bố suốt non nửa thế kỷ vì bị liệt vào tài liệu quân sự. Hai năm sau, Đại tá Maurice Sheahan nghe tin đã tìm kiếm và chụp lại, sau đó công bố trên tờ New York Times, số ngày 28 tháng 3 năm 1947. Nổi tiếng nhất là gò mộ của Tần Thủy Hoàng. Bên trong ngoài các tượng đất nung quân lính, trên vòm khu quàn (gọi là tẩm) có dát châu ngọc theo vị trí các tinh tú trên bầu trời, rất trùng hợp với mô thức Kim Tự tháp Ai Cập. 8.- Kim Tự tháp ở Nhật Bản: là cụm lăng mộ thời Kofun (300-710 sau Công nguyên). Lớn nhất là lăng mộ của Daisen Kofun, cao 35 m và có chiều dàu khó tin 486 m. Đặc điểm của gò mộ này tuy có bậc thang và nhỏ dần khi lên cao như Kim Tự tháp nhưng nhìn từ trên cao giống chiếc chìa khóa. Chẳng biết có nên xếp vào loại hình Kim Tự tháp hay không, nên chỉ nêu ra đây để giới thiệu. 9.- Kim Tự tháp ở Belize: nằm cách thành phố Belize, 30 dặm về hướng Bắc. Nói đúng hơn đây là một quần thể Kim Tự tháp với khoảng 500 công trình, trên diện tích chừng 1,8 dặm vuông, của người thổ dân Mayas châu Mỹ dùng thờ thần Mặt trời. Nói không ngoa khu quần thể này là một thành phố tín ngưỡng tương tự như Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam hay Đế Thiên Đế Thích ở Cam-bốt. Các Kim Tự tháp nơi này đều xây theo dạng bậc thang, nổi tiếng trong quần thể này là Kim Tự tháp Altun-Ha nằm cao hơn mặt nước biển đến 6 dặm. Kim Tự tháp Altun-Ha có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá quí, đáng chú í nhất là tượng cái đầu thần Mặt trời Kinisch Ahau bằng ngọc thạch nặng hơn 4kg. Xin nói them người Ai Cập cũng thờ thần Mặt trời gọi là thần Ra, vị thần này rất được coi trọng và có rất nhiều hóa thân tùy theo từng thời điểm trong ngày. 10.- Kim Tự tháp ở El Salvador: là một cụm Kim Tự tháp nấc thang đỉnh bằng có tên Tazumal, một bộ phận của khu di chỉ Chalchuapa, Trung Mỹ. Các Kim Tự tháp này vẫn còn là bí ẩn với nhiều nhà nghiên cứu. 11.- Kim Tự tháp ở Guatemala: các Kim Tự tháp này được xây dựng trong khoảng 500-250 năm trước Công Nguyên,nổi tiếng có Kim Tự tháp Tikal. Các nhà nghiên cứu cho rằng Kim Tự tháp Tikal là đài quan sát thiên văn thời xưa vì khi đến thời điểm hạ chí Mặt trời mọc ở vị trí phía bắc công trình, xuân phân và thu phân ở giữa và đông chí ở phía nam. Nổi tiếng không kém là Kim Tự tháp đôi (Twin Pyramids), là hai Kim Tự tháp nấc thang đỉnh bằng bố trí theo trục Đông-Tây trên một đài cao. Hiện không còn nữa. 12.- Kim Tự tháp ở Peru: hiện phát hiện ít nhất 10 Kim Tự tháp ven bờ biển xứ này, nhưng phần lớn bị hư hại và mất ngọn, tiêu biểu là Kim Tự tháp Huallamarca. Đó là di sản của dân tộc Vicus từng có thời phồn vinh nơi vùng đất này trước khi có sự di dân của người Tây Ban Nha. Dựa vào các mẫu gốm trang trí khai quật được, các nhà khảo cổ đánh giá chúng có niên đại khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên. 13.- Kim Tự tháp ở Bolivia: đất nước này nổi tiếng với Kim Tự tháp Akapana, cao 59 bộ (feets). Ban đầu người ta chỉ cho là ngọn đồi tự nhiên cho đến khi xây dựng tuyến đường sắt hồi thập niên 1900 mới khám phá ra đây là một Kim Tự tháp. Nó được xây dựng vào khoảng năm 700 sau Công nguyên và chứa đợng nơi đây nhiều dấu vết buộc các nhà khảo cổ nghiên cứu mãi đến nay chưa chấm dứt. 14.- Kim Tự tháp ở Ecuador: là phức hợp Kim Tự tháp và gò mộ ở Cochasquí, gồm khoảng 15 Kim Tự tháp gảy ngọn với vật liệu đất sét và nhiều gò mộ khác được xây dựng vào khoảng 950-1550 sau Công nguyên. Năm 1979 các Kim Tự tháp này được công nhận di sản văn hóa nhân loại. Điều bí ẩn của nhóm Kim Tự tháp này là được xây dựng ngay bên dưới đường di chuyển biểu kiến của Mặt trời dọc theo Trái đất. Phải chăng thời xa xưa người shamans đã sở hữu một kiến thức thiên văn rất cao. Các nghiên cứu cho thấy đây là quần thể dùng để tế lễ thần Mặt trời của người shamans. Hiện tục tế lễ này vẫn còn duy trì ở dân bản địa vùng này vào ngày Đông chí. 15.- Kim Tự tháp ở Mexico (Mê-hi-cô): đất nước này sở hữu một Kim Tự tháp được coi là lớn nhất thế giới: Kim Tự tháp Cholula (còn gọi là Kim Tự tháp Tlachihualtepetl), vùng Puebla. Theo nghiên cứu phức hợp Kim Tự tháp – Đền Thờ này xây dựng làm 4 giai đoạn, kéo dài từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, để người Aztez thờ thần Quetzalcoatl. Kim Tự tháp chính có đáy vuông 450×450 m và cao 66 m. 16.- Kim Tự tháp ở Bosnia: các Kim Tự tháp ở Bosnia nằm quanh khi vực đồi Visocica. Các tác giả người Bosnia đưa ra một vài chứng cứ đây là công trình nhân tạo gây chú í của quốc tế, nhưng thuyết này bị một số học giả khác phủ nhận, cho đó là hiện tượng tự nhiên. 17.- Kim Tự tháp ở Pháp: còn gọi là Kim Tự tháp Falicon vì nằm gần thành phố mang tên này. Nó được xây dựng trên một hang động đá vôi gọi là Hang dơi (the Cave of the Bats), không đều cạnh và dáng hơi nghiêng. Không ai biết rõ nó được dựng lên vì mục đích gì, chỉ ước đoán do lính Lê Dương La Mã kiến để thực hành các nghi lễ tôn giáo có gốc Ai Cập. 18.- Kim Tự tháp ở Ý: còn gọi là Kim Tự tháp Cestius, một Kim Tự tháp Ai Cập đúng nghĩa ở thành phố Rome. Nó được xây vào năm thứ 12 sau Công nguyên để làm lăng mộ cho Caius Cestius, viên Tổng trấn xứ Ai Cập của Đế chế La Mã. Kim Tự tháp này có đáy vuông cạnh 22 m, cao 27 m, xây bằng gạch ốp đá hoa cương. Gian quàn thi hài ở bên trong dài 5,95 m, rộng 4,10 m và cao 4,80 m. 19.- Kim Tự tháp ở Tây Ban Nha: còn gọi là Kim Tự tháp Guimar vì ở gần địa danh này, nằm trên đảo Spain’s Canary. Guimar là loại Kim Tự tháp có 6 bậc thang được phát hiện vào năm 1998. Trước đó cư dân trên đảo không nghĩ là Kim Tự tháp, chỉ cho đó là cột đá núi lửa. Đó là một phức hợp gồm ba Kim Tự tháp mà theo nghiên cứu chịu ảnh hưởng của Kim Tự tháp châu Mỹ, do Colombo du nhập về sau khi đi đến lục địa này. 20.- Kim Tự tháp dưới đại dương: đây là một trong những ly kỳ thú vị về đề tài Kim Tự tháp. Năm 1995, nhà thám hiểm biển người Nhật, Kihachirou Aratake, tình cờ khám phá một số cấu trúc kiến tạo của con người ở ngoài khơi đảo Yonaguni. Chúng chưa từng được giới khảo cổ nói đến và chẳng có thư tịch gì. Ít lâu sau một đoàn nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ryukyus, do GS Misaki Kimura lãnh đạo, đến thực địa và xác nhận đó là những kiến trúc kiểu Kim Tự tháp của Ai cập, vùng Lưỡng Hà hay ở Trung – Nam Mỹ. Nhiều phân tích cho thấy chúng có niên đại khoảng 8.000 năm, tương ứng với thời kỳ xây dựng Kim Tự tháp ở Ai Cập. Cũng chính niên đại này đã gây nhiều tranh cãi trong giới sử học và khảo cổ học. Nhưng dù thế nào, chẳng ai chối cãi được nơi đáy đại dương đó từng có một nền văn minh cao mà loài người chưa từng biết đến. Người ta cũng hay nói đến Kim Tự tháp Walsh ở Châu Úc, nhưng nó không là công trình kiến trúc mà là Kim Tự tháp tự nhiên. Nói khác đi chỉ là ngọn núi có hình Kim Tự tháp cao 922 m. (Nguồn: Đức Chính - Khanhhoathuynga"s collection)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét