Khi nghiên cứu các nền văn minh cổ xưa, giới khoa học đôi khi không khỏi băn khoăn: Phải chăng có những phát minh mà nền khoa học ngày nay cho là “tân kỳ”, thực ra chỉ là những điều xưa cũ đã bị quên lãng? Từ xưa phải chăng đã từng tồn tại những nền văn minh “siêu tân kỳ” bị hủy diệt hoặc mất tích vì một lý do bí hiểm nào đó? Giả thuyết này không phải là ảo tưởng.
Theo những nghiên cứu mới nhất về lịch sử tồn tại của loài người biết suy nghĩ (Homo Sapiens), quả thật đã có những lượng tri thức “khó tin mà có thật” dưới đây của người cổ đại:
Thiên văn của người Maya và Sumer
Theo dương lịch, thời gian quay của Trái đất xung quanh Mặt trời trong một năm là 365,242.500 ngày đêm. Theo người Maya cổ đại là 365,242.129 ngày đêm. Còn ngày nay các nhà thiên văn với những phương tiện hiện đại tối tân chính xác nhất, cho biết thời gian của một năm là 365,242.198 ngày đêm. Sự tính toán của dân Maya cổ - những người không hề biết đến viễn vọng kính hay bất cứ dụng cụ thiên văn nào khác - lại là một con số còn chính xác hơn cả thứ lịch mà chúng ta đang dùng!
Người Maya cũng tính được chiều dài của một “tháng âm” với độ chính xác đáng kinh ngạc: Xê dịch có 0,0004 ngày (34 giây). Họ cũng tính được vòng quay của Thổ tinh quanh Mặt trời với sai số 7 giây trong vòng 50 năm! Hàng ngàn năm sau, nền khoa học Âu Châu mới đạt tới độ chính xác như vậy (cuối thế kỷ XIX).
Nền văn minh của người Sumer còn biết được sự chuyển dịch vị trí từ từ của các chùm sao với chu kỳ 25.920 năm - một sự trùng khớp đáng kinh ngạc, đã được ghi trong những văn tự Sumer cổ nhất.
Khi khai quật khảo cổ, các nhà khoa học thời nay thường tìm thấy những bằng chứng thể hiện tri thức thiên văn uyên sâu của người cổ đại. Như tại vùng Nam Ukraine, người ta vừa tìm được một cái ống có các vạch khắc sâu ghi lại ngày âm trong tháng, kể cả các ngày “trăng lặn” nữa. Niên đại cổ vật chứng minh rằng cách đây 30.000 – 35.000 năm, con người đã biết quan sát thiên văn.
Bí mật của những bản đồ cổ
Khi nói về mức độ chính xác của các bản đồ hàng hải thời Trung cổ, các nhà khoa học đều thống nhất rằng chúng được “sao chép lại từ thời cổ xưa”. Chính nhiều tác giả của các tấm bản đồ trên từng thừa nhận là họ sao lục lại “những đường nét chính” trong các thư viện xưa của người cổ - Thư viện Alexandria chẳng hạn.
Theo những nghiên cứu mới nhất về lịch sử tồn tại của loài người biết suy nghĩ (Homo Sapiens), quả thật đã có những lượng tri thức “khó tin mà có thật” dưới đây của người cổ đại:
Thiên văn của người Maya và Sumer
Theo dương lịch, thời gian quay của Trái đất xung quanh Mặt trời trong một năm là 365,242.500 ngày đêm. Theo người Maya cổ đại là 365,242.129 ngày đêm. Còn ngày nay các nhà thiên văn với những phương tiện hiện đại tối tân chính xác nhất, cho biết thời gian của một năm là 365,242.198 ngày đêm. Sự tính toán của dân Maya cổ - những người không hề biết đến viễn vọng kính hay bất cứ dụng cụ thiên văn nào khác - lại là một con số còn chính xác hơn cả thứ lịch mà chúng ta đang dùng!
Người Maya cũng tính được chiều dài của một “tháng âm” với độ chính xác đáng kinh ngạc: Xê dịch có 0,0004 ngày (34 giây). Họ cũng tính được vòng quay của Thổ tinh quanh Mặt trời với sai số 7 giây trong vòng 50 năm! Hàng ngàn năm sau, nền khoa học Âu Châu mới đạt tới độ chính xác như vậy (cuối thế kỷ XIX).
Nền văn minh của người Sumer còn biết được sự chuyển dịch vị trí từ từ của các chùm sao với chu kỳ 25.920 năm - một sự trùng khớp đáng kinh ngạc, đã được ghi trong những văn tự Sumer cổ nhất.
Khi khai quật khảo cổ, các nhà khoa học thời nay thường tìm thấy những bằng chứng thể hiện tri thức thiên văn uyên sâu của người cổ đại. Như tại vùng Nam Ukraine, người ta vừa tìm được một cái ống có các vạch khắc sâu ghi lại ngày âm trong tháng, kể cả các ngày “trăng lặn” nữa. Niên đại cổ vật chứng minh rằng cách đây 30.000 – 35.000 năm, con người đã biết quan sát thiên văn.
Bí mật của những bản đồ cổ
Khi nói về mức độ chính xác của các bản đồ hàng hải thời Trung cổ, các nhà khoa học đều thống nhất rằng chúng được “sao chép lại từ thời cổ xưa”. Chính nhiều tác giả của các tấm bản đồ trên từng thừa nhận là họ sao lục lại “những đường nét chính” trong các thư viện xưa của người cổ - Thư viện Alexandria chẳng hạn.
Lịch của người Maya cổ
|
Các bản đồ này mang tính chính xác về hầu hết các vùng đất và đại dương, ngay cả khi chúng chưa được khám phá sau nhiều thế kỷ muộn hơn. Như Úc châu được khám phá trong khoảng giữa hai thế kỷ XVII - XVIII, nhưng đã được vẽ trong bản đồ cổ từ năm 1510 - cả trăm năm trước khi có người Âu đầu tiên đặt chân lên bờ lục địa này. Nhiều con đường khác tới được Mỹ châu không cần qua Đại Tây Dương mà các bản đồ cổ cho thấy. Bản đồ châu Nam cực được Oronsee Fina vẽ hồi năm 1532, tương tự như bản đồ hiện đại. Chẳng ai có thể giải thích nổi điều ấy, bởi mãi tận tới đầu thế kỷ XIX (năm 1820) mới có những chuyến đi đầu tiên xuống Nam cực, còn các đường nét của bản đồ ngày nay được hoàn thiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cicero là người đã từng nói về dạng cầu của trái đất, ông cũng cho rằng: “Nơi hai đầu trục của bầu trời đi qua đều phủ đầy tuyết”. Đó là những điều đã được viết gần 2.000 năm trước khi có những con tàu đầu tiên tới được bờ châu Nam cực băng giá. Bản đồ cũ có vẽ các “dòng sông” mà ngày nay không thấy nữa. Điều này cho phép chúng ta khẳng định rằng bản đồ đã được vẽ từ lâu lắm rồi. Từ khi nào? Chí ít cũng phải 4.000 năm trước công nguyên - thời gian băng bắt đầu phủ Nam cực.
7.000 năm trước đã có nghề luyện thép
Ai cũng biết đồng thau được làm từ đồng và thiếc. Người ta cần phải sử dụng đồng hàng ngàn năm cho tới khi biết chế ra các hợp chất của chúng, như thêm vào đồng 1/10 thiếc để tạo thành thứ hợp chất bền hơn. Nhưng thật ra ở Âu châu không có “kỷ nguyên đồ đồng” và các sản phẩm từ đồng nguyên chất dạo ấy cực hiếm, còn các chế phẩm từ đồng thau lại “đột nhiên” xuất hiện và phổ biến.
Một điều khó lý giải nữa là làm sao người ta lại đạt đến “đỉnh cao” về luyện kim mà không cần trải qua một giai đoạn phát triển để hoàn thiện nào cả? Giống như Paul Rive, nhà nghiên cứu lớn nhất về các nền văn hóa Bắc Mỹ, cho biết: “Tôi cũng đã gặp những điều tương tự trên lãnh thổ Mexico. Ở đó sự sản xuất đồng thau bất ngờ xuất hiện với dạng phát triển rất cao, cùng những khả năng kỹ thuật phức tạp điêu luyện”.
Không phải ngẫu nhiên mà ngành sản xuất và chế tạo kim loại ở Âu châu và nhiều nơi khác trong một thời gian dài từng bị coi là “nghề bí hiểm”, liên quan tới ma quỷ. Thời Slave cổ người ta coi thợ rèn là kẻ “nắm được các bí quyết của quỷ”.
Gần đây, trong một vùng cao ở Peru, người ta tìm được thứ đồ trang sức cổ làm từ... bạch kim. Bạch kim nóng chảy ở nhiệt độ 1.730oC và để chế tạo chúng cần phải biết những kỹ thuật đặc thù. Một tư liệu khác từ vùng Bắc Mỹ cho thấy đã tìm ra dấu vết của ngành công nghiệp luyện kim có niên đại trước đây cả... 7 ngàn năm: những sắc dân vô danh từng sống ở vùng này đã biết nấu chảy thép trong những lò luyện lớn với nhiệt lượng 9.000oC.
Điện phân có từ đầu công nguyên?
1786 là năm được coi như mở đầu kỷ nguyên của điện năng, khi L.Galvani hoàn thiện những thí nghiệm nổi tiếng của mình. Nhưng các phát hiện khảo cổ lại buộc chúng ta phải nghi vấn về cái mốc đó. Trong một cuộc khai quật ven sông Tiger, có những dấu vết của thành phố cổ Selevsia với những bình đất sét nung nhỏ nhắn, cao độ 10 cm. Sau khi các nhà nghiên cứu thận trọng lặp lại các thí nghiệm với những dụng cụ chứa trong các bình đó - tương ứng với dạng ban đầu: lập tức chúng sản sinh ra... điện!
Ở Trung Quốc, khi khai quật và nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ, nhằm tìm những nguyên tố chính thuộc một món đồ trang điểm của một ngôi mộ cổ được chôn vào đầu Công nguyên, các nhà khảo cổ không khỏi sửng sốt: Món đồ trang điểm là một hợp chất chứa 10% đồng, 5% ma-giê và 85% nhôm. Ai cũng biết rằng nhôm được chế tạo ra đầu tiên vào năm 1808 bằng cách điện phân. Đó cũng là cách chính để chế kim loại nhôm hiện nay. Vậy, phải chăng hồi đó người Trung Hoa đã biết điện phân?
|
(theo Người Lao động)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét