Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Văn minh tiền sử: Pin điện 4.500 năm trước


Văn minh tiền sử: Pin điện 4.500 năm trước


Rõ ràng, chúng ta gần như không biết gì về nguồn gốc của chính chúng ta. Những nền văn minh cổ xưa không hề giống như những gì được mô tả trong sách giáo khoa hiện đại. Họ là những nền văn hóa phát triển rất cao, hoàn toàn không phải là những người hang động, và nhân loại cũng không phải tiến hóa từ loài khỉ. Lịch sử loài người cần phải được viết lại từ đầu!
>> Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)
>> Văn minh tiền sử: Thủ thuật khoan sọ thời tiền sử>> Văn minh tiền sử: Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước
Năm 1936, khi khai quật một ngôi làng cổ 2.000 năm tuổi cách Ai Cập vài trăm km về phía đông nam, ngày nay thuộc I Rắc, những người công nhân đã tìm thấy những bình gốm nhỏ kỳ lạ. Những chiếc bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường. Chúng được xác định niên đại là được chế tạo vào khoảng từ năm 248 trước công nguyên đến năm 226 sau công nguyên. Trong số này có một bình bằng đất nung cao khoảng 14cm, màu vàng sáng có chứa một xi lanh đồng dài khoảng 10cm và đường kính tiết diện gần 3cm. Ở giữa xi lanh là một lõi thép, cũng được gắn vào bình bằng keo nhựa đường.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 1)
Pin điện tiền sử, được trưng bày tại Viện bảo tàng Bát Đa
Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig, đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên: cái bình gốm này là một loại pin điện thời tiền sử.
Pin điện tiền sử tại viện bảo tàng Bát Đa, cũng giống như những bình pin gốm khác mà người ta khai quật được, tất cả đều có niên đại từ năm 240 TCN đến năm 226 trong thời kỳ của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát Đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam I Rắc. Khi giám định niên đại, người ta thấy chúng được chế tạo từ ít nhất 4.500 năm trước. Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của lớp mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này cho thấy có thể người Pathi đã thừa kế những Pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh phát triển sớm nhất mà ngày nay biết đến.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời  cổ đại - Tin180.com (Ảnh 2)
Một trong những pin điện cổ đại mà Konig tìm được tại Bát Đa
Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư thuộc Phòng thí nghiệm Điện áp cao của hãng General Electric tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những báo cáo của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao từ Pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó sinh ra một dòng điện khoảng nửa vôn.
Willard F.M. Gray nói:
“Pin điện đã có từ 2.000 năm trước!!! Bạn ngạc nhiên ư? Thực ra không cần phải ngạc nhiên. Đã từng có những người thợ kim khí tài giỏi ở thành cổ Bát Đa, Ba Tư (nay là Iraq). Họ đã làm được nhiều tác phẩm chất lượng cao bằng thép, vàng và bạc. Bạn có thể tự hỏi rằng điều đó có gì liên quan tới pin điện. Cách đây vài năm người ta đã khai quật được những chiếc bình bằng đồng, một số trong đó có độ tuổi tới 4.000 năm, dường như đã được mạ vàng hay bạc, thậm chí một số đã được mạ antimon.”
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 3)
Luận văn có nhan đề “Một khám phá gây sốc” (“A Shocking Discovery”), trong ấn bản năm 1963 của Tạp chí Hiệp hội điện hóa uy tín
Trong một luận văn có nhan đề “Một khám phá gây sốc”, trong ấn bản năm 1963 của Tạp chí Hiệp hội điện hóa rất có uy tín, ông còn nói thêm: “Thỉnh thoảng, chúng tôi cảm thấy hơi tự mãn về những tiến bộ to lớn của mình trong lĩnh vực khoa học hạt nhân và các ngành học khác, nhưng khi chúng tôi đào được những món đồ rèn bằng kim loại cổ xưa, chúng tôi hầu như không còn dám tự mãn nữa và trở nên khiêm tốn. Luôn luôn là như vậy”
“Một khám phá gây sốc”, Tạp chí Hiệp hội điện hóa, tháng 9 năm 1963, tập 110, số 9
Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát Đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học tiền sử đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện đó để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 4)
Một phiên bản tái tạo của pin Bát Đa cổ đại. Kiểm nghiệm của các nhà khoa học phương Tây cho thấy khi chiếc bình được đổ đầy giấm (hoặc chất điện phân nào đó), nó có thể sinh ra dòng điện khoảng 1,5 cho tới 2 Vôn
Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799.
Còn có những bằng chứng về việc người Ai Cập cổ đại đã sử dụng loại pin tương tự, khi vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau tại Ai Cập. Có những khám phá dị thường từ nhiều vùng đất khác nhau, cho phép khẳng định điện đã từng được sử dụng ở một quy mô lớn trong thế giới cổ xưa.
Pin điện Bát Đa đã được biết đến từ lâu, và những bằng chứng của việc những người cổ xưa đã dùng chúng để mạ kim loại hiện đang được lưu trữ trong nhiều viện bảo tàng khắp thế giới. Tuy nhiên đối với những ai chưa biết tới sự kiện Pin điện thời cổ đại này, chúng ta có thể nhắc lại bài báo đăng năm 1939 trong tạp chí Astounding. Trong đó, nhà khoa học hỏa tiễn nổi tiếng người Đức là Willy Ley đã viết như sau:
“Tiến sĩ Wilhelm Koenig thuộc viện Bảo tàng Iraq tại Bagdad gần đây đã báo cáo rằng một công cụ đặc biệt đã được khám phá bởi một đội khai quật thuộc bảo tàng vào mùa hè năm 1936. Phát hiện này nằm tại Khujut Rabu’a, cách Bagdad không xa về phía đông nam. Nó bao gồm một bình làm bằng đất sét, cao khoảng 14 cm và đường kính lớn nhất khoảng 8 cm. Vành tròn phía đầu bình có đường kính 33 mm. Bên trong cái bình này có một xi lanh làm bằng đồng tấm có độ tinh khiết cao – xi lanh này dài 10 cm và có đường kính khoảng 26 mm.
Văn minh tiền sử: Pin điện thời cổ đại - Tin180.com (Ảnh 5)
Một bức ảnh chụp tại viện bảo tàng Berkshire một phiên bản của pin điện Bát Đa cổ đại
“Đầu dưới của trụ đồng được phủ bằng một miếng đồng tấm, cùng độ dày và đặc tính giống như trụ đồng ấy. Bề mặt bên trong của tấm đồng tròn này –thứ đã hình thành nên phần đáy bên trong của trụ đồng rỗng – được phủ bằng một lớp nhựa đường, độ dày 3 mm. Một cái chốt dày và nặng cũng làm bằng vật liệu đó được gắn chặt vào đầu trên của trụ rỗng. Ở giữa của cái chốt có một mảnh sắt đặc, ngày nay dài 75 mm và ban đầu có đường kính khoảng 1 cm hoặc hơn. Phần trên của thanh sắt cho thấy rằng ban đầu nó là một trụ tròn, còn đầu dưới một phần đã bị ăn mòn và trở thành nhọn đầu, chúng ta có thể nhận định chắc chắn rằng ban đầu nó có độ dày đều đặn.
“Một sự lắp ráp kiểu này rõ ràng không thể có mục đích nào khác hơn là nhằm tạo ra một dòng điện nhỏ. Nếu người ta nhớ rằng nó đã được tìm thấy trong số những di vật còn nguyên vẹn của Vương quốc Parthian –tồn tại từ năm 250 TCN đến năm 224 – người ta tất nhiên cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải chấp nhận một lời giải thích như vậy, nhưng thực sự không có cách giải thích thay thế nào khác cả. Giá trị của phát hiện này còn lớn hơn nữa khi người ta biết rằng 4 bình đất sét tương tự đã được tìm thấy gần Tel’Omar hoặc Seleukia – và ba trong số đó có chứa các xi lanh đồng tương tự với chiếc bình tìm thấy tại Khujut Rabu’a. Những phát hiện ở Seleukia, dường như, được bảo quản kém hơn, không còn có thanh sắt bên trong nữa. Nhưng ở gần 4 cái bình đó, những que sắt và đồng mỏng đã được tìm thấy, mà rất có thể đã được sử dụng làm dây dẫn điện.
“Những Pin tương tự cũng đã được tìm thấy gần Bagdad trong một tàn tích ít cổ xưa hơn. Một đoàn thám hiểm do Giáo sư Tiến sĩ E. Kühnel dẫn đầu, người mà bây giờ là giám đốc Viện Bảo tàng Staatliches tại Berlin, đã phát hiện những chiếc bình rất giống với các bộ phận bằng đồng và sắt, tại Ktesiphon – không xa Bát Đa. Những khám phá này có niên đại từ thời người Sassanides cai trị xứ Ba Tư và các nước lân cận – từ năm 224 tới năm 651.
“Trong khi niên đại của phát minh này vẫn còn chưa chắc chắn, thì địa điểm của phát minh có vẻ là trong hoặc gần Bát Đa, vì tất cả những khám phá đều nằm gần thành phố này. Tất nhiên rất có thể người dân Sassanides đã sử dụng chúng, và Tiến sĩ Koenig, người phát hiện ra chiếc bình được bảo tồn tốt nhất trong số đó, cho rằng chúng rõ ràng vẫn còn được sử dụng tại Bát Đa. Ông thấy rằng các thợ bạc của thành Bát Đa sử dụng một phương pháp thô sơ để mạ điện sản phẩm của họ. Nguồn gốc phương pháp của họ không thể được xác định chắc chắn và dường như đã khá lâu đời. Bởi vì các bộ pin thuộc loại này tạo ra được một dòng điện đủ mạnh để mạ điện những vật phẩm bằng bạc nhỏ, rất có thể nguồn gốc của phương pháp mạ này là rất cổ xưa”
Mục Khoa học, tạp chí Astouding, ấn bản tháng 3 năm 1939, bài báo của Willy Ley, tựa đề “Pin điện 2.000 năm trước! Bạn nghĩ nền văn minh chúng ta khám phá ra điện đầu tiên à?”
Rõ ràng, chúng ta gần như không biết gì về nguồn gốc của chính chúng ta. Những nền văn minh cổ xưa không hề giống như những gì được mô tả trong sách giáo khoa hiện đại. Họ là những nền văn hóa phát triển rất cao, hoàn toàn không phải là những người hang động, và nhân loại cũng không phải tiến hóa từ loài khỉ. Lịch sử loài người cần phải được viết lại từ đầu!
Minh Trí
(tổng hợp)

Văn minh cổ xưa: Những bí ẩn khó lý giải

Văn minh cổ xưa: Những bí ẩn khó lý giải


Khi nghiên cứu các nền văn minh cổ xưa, giới khoa học đôi khi không khỏi băn khoăn: Phải chăng có những phát minh mà nền khoa học ngày nay cho là “tân kỳ”, thực ra chỉ là những điều xưa cũ đã bị quên lãng? Từ xưa phải chăng đã từng tồn tại những nền văn minh “siêu tân kỳ” bị hủy diệt hoặc mất tích vì một lý do bí hiểm nào đó? Giả thuyết này không phải là ảo tưởng.

Theo những nghiên cứu mới nhất về lịch sử tồn tại của loài người biết suy nghĩ (Homo Sapiens), quả thật đã có những lượng tri thức “khó tin mà có thật” dưới đây của người cổ đại:
Thiên văn của người Maya và Sumer
Theo dương lịch, thời gian quay của Trái đất xung quanh Mặt trời trong một năm là 365,242.500 ngày đêm. Theo người Maya cổ đại là 365,242.129 ngày đêm. Còn ngày nay các nhà thiên văn với những phương tiện hiện đại tối tân chính xác nhất, cho biết thời gian của một năm là 365,242.198 ngày đêm. Sự tính toán của dân Maya cổ - những người không hề biết đến viễn vọng kính hay bất cứ dụng cụ thiên văn nào khác - lại là một con số còn chính xác hơn cả thứ lịch mà chúng ta đang dùng!

Người Maya cũng tính được chiều dài của một “tháng âm” với độ chính xác đáng kinh ngạc: Xê dịch có 0,0004 ngày (34 giây). Họ cũng tính được vòng quay của Thổ tinh quanh Mặt trời với sai số 7 giây trong vòng 50 năm! Hàng ngàn năm sau, nền khoa học Âu Châu mới đạt tới độ chính xác như vậy (cuối thế kỷ XIX).

Nền văn minh của người Sumer còn biết được sự chuyển dịch vị trí từ từ của các chùm sao với chu kỳ 25.920 năm - một sự trùng khớp đáng kinh ngạc, đã được ghi trong những văn tự Sumer cổ nhất.

Khi khai quật khảo cổ, các nhà khoa học thời nay thường tìm thấy những bằng chứng thể hiện tri thức thiên văn uyên sâu của người cổ đại. Như tại vùng Nam Ukraine, người ta vừa tìm được một cái ống có các vạch khắc sâu ghi lại ngày âm trong tháng, kể cả các ngày “trăng lặn” nữa. Niên đại cổ vật chứng minh rằng cách đây 30.000 – 35.000 năm, con người đã biết quan sát thiên văn.

Bí mật của những bản đồ cổ

Khi nói về mức độ chính xác của các bản đồ hàng hải thời Trung cổ, các nhà khoa học đều thống nhất rằng chúng được “sao chép lại từ thời cổ xưa”. Chính nhiều tác giả của các tấm bản đồ trên từng thừa nhận là họ sao lục lại “những đường nét chính” trong các thư viện xưa của người cổ - Thư viện Alexandria chẳng hạn.
Ảnh minh họa
Lịch của người Maya cổ

Các bản đồ này mang tính chính xác về hầu hết các vùng đất và đại dương, ngay cả khi chúng chưa được khám phá sau nhiều thế kỷ muộn hơn. Như Úc châu được khám phá trong khoảng giữa hai thế kỷ XVII - XVIII, nhưng đã được vẽ trong bản đồ cổ từ năm 1510 - cả trăm năm trước khi có người Âu đầu tiên đặt chân lên bờ lục địa này. Nhiều con đường khác tới được Mỹ châu không cần qua Đại Tây Dương mà các bản đồ cổ cho thấy. Bản đồ châu Nam cực được Oronsee Fina vẽ hồi năm 1532, tương tự như bản đồ hiện đại. Chẳng ai có thể giải thích nổi điều ấy, bởi mãi tận tới đầu thế kỷ XIX (năm 1820) mới có những chuyến đi đầu tiên xuống Nam cực, còn các đường nét của bản đồ ngày nay được hoàn thiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Cicero là người đã từng nói về dạng cầu của trái đất, ông cũng cho rằng: “Nơi hai đầu trục của bầu trời đi qua đều phủ đầy tuyết”. Đó là những điều đã được viết gần 2.000 năm trước khi có những con tàu đầu tiên tới được bờ châu Nam cực băng giá. Bản đồ cũ có vẽ các “dòng sông” mà ngày nay không thấy nữa. Điều này cho phép chúng ta khẳng định rằng bản đồ đã được vẽ từ lâu lắm rồi. Từ khi nào? Chí ít cũng phải 4.000 năm trước công nguyên - thời gian băng bắt đầu phủ Nam cực.

7.000 năm trước đã có nghề luyện thép

Ai cũng biết đồng thau được làm từ đồng và thiếc. Người ta cần phải sử dụng đồng hàng ngàn năm cho tới khi biết chế ra các hợp chất của chúng, như thêm vào đồng 1/10 thiếc để tạo thành thứ hợp chất bền hơn. Nhưng thật ra ở Âu châu không có “kỷ nguyên đồ đồng” và các sản phẩm từ đồng nguyên chất dạo ấy cực hiếm, còn các chế phẩm từ đồng thau lại “đột nhiên” xuất hiện và phổ biến.

Một điều khó lý giải nữa là làm sao người ta lại đạt đến “đỉnh cao” về luyện kim mà không cần trải qua một giai đoạn phát triển để hoàn thiện nào cả? Giống như Paul Rive, nhà nghiên cứu lớn nhất về các nền văn hóa Bắc Mỹ, cho biết: “Tôi cũng đã gặp những điều tương tự trên lãnh thổ Mexico. Ở đó sự sản xuất đồng thau bất ngờ xuất hiện với dạng phát triển rất cao, cùng những khả năng kỹ thuật phức tạp điêu luyện”.

Không phải ngẫu nhiên mà ngành sản xuất và chế tạo kim loại ở Âu châu và nhiều nơi khác trong một thời gian dài từng bị coi là “nghề bí hiểm”, liên quan tới ma quỷ. Thời Slave cổ người ta coi thợ rèn là kẻ “nắm được các bí quyết của quỷ”.

Gần đây, trong một vùng cao ở Peru, người ta tìm được thứ đồ trang sức cổ làm từ... bạch kim. Bạch kim nóng chảy ở nhiệt độ 1.730oC và để chế tạo chúng cần phải biết những kỹ thuật đặc thù. Một tư liệu khác từ vùng Bắc Mỹ cho thấy đã tìm ra dấu vết của ngành công nghiệp luyện kim có niên đại trước đây cả... 7 ngàn năm: những sắc dân vô danh từng sống ở vùng này đã biết nấu chảy thép trong những lò luyện lớn với nhiệt lượng 9.000oC.
Điện phân có từ đầu công nguyên?

1786 là năm được coi như mở đầu kỷ nguyên của điện năng, khi L.Galvani hoàn thiện những thí nghiệm nổi tiếng của mình. Nhưng các phát hiện khảo cổ lại buộc chúng ta phải nghi vấn về cái mốc đó. Trong một cuộc khai quật ven sông Tiger, có những dấu vết của thành phố cổ Selevsia với những bình đất sét nung nhỏ nhắn, cao độ 10 cm. Sau khi các nhà nghiên cứu thận trọng lặp lại các thí nghiệm với những dụng cụ chứa trong các bình đó - tương ứng với dạng ban đầu: lập tức chúng sản sinh ra... điện!
Ở Trung Quốc, khi khai quật và nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ, nhằm tìm những nguyên tố chính thuộc một món đồ trang điểm của một ngôi mộ cổ được chôn vào đầu Công nguyên, các nhà khảo cổ không khỏi sửng sốt: Món đồ trang điểm là một hợp chất chứa 10% đồng, 5% ma-giê và 85% nhôm. Ai cũng biết rằng nhôm được chế tạo ra đầu tiên vào năm 1808 bằng cách điện phân. Đó cũng là cách chính để chế kim loại nhôm hiện nay. Vậy, phải chăng hồi đó người Trung Hoa đã biết điện phân?

(theo Người Lao động)
Việt Báo (Theo_VnMedia)

Lịch sử Annunaki - Thánh Sumerian tại hành tinh Niburu


Lịch sử Annunaki - Thánh Sumerian tại hành tinh Niburu

Annunaki không là những vị thánh cổ xưa. Họ là 1 trong rất nhiều loài người đầu tiên được hình dưới ban tay của vị thánh của nền văn minh Sumerian. Trước khi nói những điều về người Sumerian 1 vị thánh ngoài trái đất giống như con người, hãy để tôi 1 điều gì đó về chuyện gì nếu như Đức Chúa Trời muốn ở lại với con người, điều gì về giòng ý tưởng xảy ra bất chợt về giòng kiến thức không có nguồn gốc đã trở thành thứ khiến con người thông minh hay về nhóm người hành tinh xa xôi, nếu như những điều đấy vẫn xảy ra trên thế giới chúng ta hiện nay, 1 số trong chúng ta vẫn nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã đi xuống trái đất, Thú vị thay, 1 số sự cố như "Thiên Chúa xuống Trái Đất" diễn ra cách đây 6000 năm vào thời điểm mùa hè được mô tả trên 1 bức tranh đất của người Sumer.

Vào năm 1850, Austen Henry, 1 nhà khảo cổ kỹ cựu, tìm thấy 1 số tranh đất tại Iraq (Cách Baghdad khoảng 250 dặm) trong khi ông khai quật, địa điểm khỏa cổ chính xác là ở gần ranh giới thị trấn Mosul - Iraq. Bức tranh của người Sumerian cho chúng ta đầu mối về 1 lịch sử được mô tả về khoảng thời gian, nói đến chứng cứ nhắc về 1 loài cực kỳ tiên tiến tới dần đến trái đất và sống cùng loài người. Những văn bản Sumerian lần đầu tiên được giải mã bởi học giả ngôn ngữ Zechariah Sitchin, 1 bậc thầy về ngôn ngữ Trung Đông, Sumerian, Do Thái, Aram. Phát hiện tiết lộ ra Annunaki là Đức Chúa Trời, sống chung với con người, 1 con người từ trên thiên đường xuống, văn bản Sumerian còn được gọi là cuốn sách của Enoch, trong đó mô tả Đức Chúa Trời như "Người Theo Dõi" giống như trong văn bản Ai Cập, theo văn bản đó Annunaki đến từ 1 hành tinh xa xôi mang tên "Niburu", gần đây được phát biện bởi các nhà thiên văn học, nó nằm bên cạnh pluto, được đặt tên là Planet X.

Tại sao người Annunaki đến trái đất ?
Thực tế đáng kinh ngạc nhất từ văn bản Sumerian tiết lộ rằng Homo Sapiens aka Intelligence Humans làm thế được tạo ra bởi Annunaki với sự giúp đỡ từ cái cộng sự khác (Có thể là 1 số chủng tộc khác). Nhà phiên dịch Sitchin (đã nói ở trên) nói rằng Annunaki đến hành tinh chúng ta cách đây 450.000 năm để lấy mỏ vàng ở 1 nơi được cho là Zimbabwe ngày nay. 1 nghiên cứu gần đây của 1 tổ chức Anh - Mỹ, đã xác nhận 1 mỏ vàng qui mô được khai thác ở cùng 1 nơi, cách đây 100.000 năm. Tất cả những lượng vàng được khai thác đều gửi về cho hành tinh của người Annunaki, và những công nhân làm trong mỏ đều là người của ở hành tinh của họ. Sau 1 cuộc nổi loạn người Annunaki quyết định tạo ra 1 lớp dạy mới để khai thác khoáng sản cho họ, có lẽ đây chính là khái niệm mở đầu cho chế độ nô lệ ở nhân loại trong toàn bộ lịch sử loài người.
Để tạo ra 1 thế hệ nô lệ mới làm việc tại mỏ, Annunaki gene và Humans gene đã được trộn lẫn trong ống nghiệm để tạo ra chủng loài mới Homo Sapiens (đã nói ở trên). Việc đó nghe như câu chuyện cổ tích, khoa học hiện đại của chúng ta hiện nay nói rằng khoảng 200.000 năm trước đây đã có 1 sự thay đổi đột ngột hoặc 1 sự tiến hóa từ mẫu của con người cổ, lý do quá trình tiến hóa của chúng ta bị cắt đứt. Đến bây giờ chúng ta vẫn không thể tìm 1 lý luận logic nào để giải thích cho quá trình tiến hóa bị đứt gãy của chúng ta, nhưng câu chuyện về kết hợp gene của Annunaki và Con người đã tạo ra 1 số lý do.

Name:  akkad3.jpg
Views: 676
Size:  68.6 KB

Name:  tumblr_lctq3mbbUe1qez44v.jpg
Views: 681
Size:  70.4 KB

Name:  hercolobus34_01.gif
Views: 699
Size:  27.7 KB

Name:  Babylon-Hanging-Gardens.jpg
Views: 662
Size:  326.0 KB

Những Điều mà văn bản Sumerian nói về người nhân tạo ?

Văn bản Sumerian mô tả rằng sự bắt đầu của người kiến tạo, khi họ tạo ra 1 cuộc đua để tạo ra 1 con người có khả năng hiểu biết giao tiếp ngôn ngữ phức tạp và họ đã ồ ạt cải thiện về kích cỡ bộ não để gần giống với tổ tiên của họ. Theo nhiều nhà sinh học, đột ngột gia tăng kích cỡ bộ não với 1 cường độ rất lớn là hoàn toàn không thể và cần ít nhất hàng chục triệu năm. Sự xuất hiện đột ngột của Homo Sapiens chúng ta thấy ngày nay, xảy ra cách đây 35.000 năm trước đây với 1 sự thay đổi lớn mà đến bây giờ rất nhiều người trong chúng ta vẫn không nhận ra sự bất cập về sự thay đổi kích thước não giữa chúng ta. Bạn có nhận thấy những sự nâng cấp ? Vâng, tôi có cảm thấy 1 thứ gì đó rất là đặc biệt, không ở trong bộ óc của chúng ta, nhưng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong thiết bị điện tử và lĩnh vực di truyền, nếu bạn chú ý về những sự kiện diễn ra 40.000 năm trước, bạn chắc chắn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể trong phong cách sống của con người trong vòng 50 năm tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào công nghê kỹ thuật số. Điều này chỉ ra 1 số biến đổi lớn trong chúng ta diễn ra trong khoảng thời gian gần đây?, Tại sao có những cải tiến đột ngột trong thế kỷ 19 ? Có lẽ chúng ta phải chờ 100 năm nữa để tìm hiểu cái gì thực sự xảy ra ở khoảng năm 1900 - 2000 sau công nguyên, Tới đây có lẽ chúng ta nên quay lại lịch sử Annunaki, đằng sau vị chạy đua để tạo ra homo sapiens mới, chỉ có 2 cộng sự cộng tác với Annunaki là hầu hết các nhà khoa học Enki và Ninkharsag (Ninhursag), là người cũng được gọi là Ninti. Ninti là 1 chuyên gia khoa học về y học tham gia ở giai đoạn sau của cuộc chạy đua, những cô gái này được gọi là Mammi, có thể gọi từ Mama có người gốc từ đây. Dưới sự lãnh đạo của Annunaki, Enki và Ninkharsag tạo ra nhiều mẫu con người trước khi họ tạo ra 1 kết hợp hoàn hảo để tạo ra nhóm người thuộc tầng lớp lao động. Kết quả thí nghiệm tạo ra nhiều sinh vật và dạng con người khiếm khuyết bao gồm động vật và con người.

Annunaki được gọi là "cha" của cách thành viên Sumerian và sau đó 1 số câu chuyện của người Akkadian nói rằng "cha" là người có đặc quyền tối cao nhất trong số những người của mình. Ông ta cũng được biết với cái tên AN or Anu, được phần lớn người Akkadian gọi, Anu có 1 người vợ là Antu, với người mà ông chủ yếu ở lại tại khu vực miền núi cao gần vườn địa đàng, tại Iraq. Annunaki có 2 người con trai Enki, 1 là nhà khoa học tạo ra Homo Sapiens, và Enlil (1 nữa dòng máu với Enki). 1 khoảng thời gian sau 2 anh em dành quyền kiểm soát hoàn toàn trái đất. Chính vì Anu tin rằng sự thuần khiết trong di truyền và nỗi ám ảnh đã làm ông ta cưới người em gái lai của mình, người được gọi là mẹ của Enlil. Annunaki có rất nhiều vấn đề nội bộ trong thời gian cầm quyền của họ trên hành tinh. Bao gồm các trận đánh ác liệt giữa 2 người con trai của mình để kiểm soát hành tinh. Truyền thống tranh dành quyền lực tiếp tục và cả Enlil lẫn Enki cũng tham gia trận chiến trong cuộc chiến tranh dành quyền lực tối cao và họ đã chiến đấu 1 cuộc chiến ác liệt phá hoại gần hết 1 vùng phía nam ả rập tạo nên 1 vùng biển chết, và ngày nay người ta phát hiện ra 1 lượng bức xạ rất cao so với bình thường.
Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm 

Bằng chứng về nền văn minh cổ xưa

Bằng chứng về nền văn minh cổ xưa

Có nhiều khám phá rải rác trên phạm vi toàn thế giới chứng tỏ từ thời xa xưa, trên hành tinh Trái Đất nhỏ bé của chúng ta đã từng tồn tại ít nhất một nền văn minh toàn cầu có trình độ kỹ thuật cao không kém gì so với nền khoa học kỹ thuật hiện đại của chúng ta ngày nay, thậm chí về một số mặt còn vượt trội hơn.

Bằng chứng đầu tiên: Điện đã từng được biết đến và sử dụng trong nhiều nền văn minh tiền sử.
Pin điện tiền sử.
Tại I Rắc: Năm 1936, trong các cuộc khai quật một ngôi làng cổ 2000 năm tuổi ở phía Đông Ai Cập vài trăm km, ngày nay thuộc I Rắc, những người công nhân đã khám phá ra những bình gốm nhỏ kỳ lạ. Những bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường, được định niên vào khoảng từ năm 248 trước công nguyên đến 226 sau công nguyên. Trong số này có một bình bằng đất nung cao 6 inch, màu vàng sáng có chứa một trụ đồng kích thước 5 inch chiều dài x 1,5 inch đường kính tiết diện. Ở giữa các trụ bằng đồng là một lõi thép cũng được gắn vào bằng keo nhựa đường.
Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig, đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên : cái bình gốm này không có gì khác hơn chính là một pin điện thời tiền sử.
Posted Image
Pin điện tiền sử, được trưng bày tại Viện bảo tàng Baghdad
Pin điện tiền sử tại viện bảo tàng Bát Đa, cũng giống như những bình pin gốm khác được đào lên, tất cả đều được định niên từ năm 240 TCN đến năm 226 sau công nguyên trong thời chiếm đóng của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát Đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam I Rắc, qua giám định niên đại cho thấy ít nhất có từ 2500 năm trước công nguyên. Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của một vật được mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này làm ta không thể không nghĩ rằng những người Pathi đã thừa kế những Pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh sớm nhất được biết đến.

Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư từ General Electric High Volatage Laboratory tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những lý luận của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao từ Pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó cho một dòng điện khoảng nửa Vôn.

Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát Đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học tiền sử đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện này để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799.

Cũng dễ nhận thấy việc sử dụng những pin tương tự có thể đã được những người Ai Cập cổ đại biết đến, nơi mà vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau. Có vài khám phá dị thường từ nhiều vùng khác nhau, cho phép khẳng định điện đã được sử dụng trong một quy mô lớn.
Bằng chứng thứ 4: Kỹ thuật hàng không vũ trụ thời tiền sử
Từ những tấm bản đồ cổ đại …
Bản đồ Piri Re’is 

Vào năm 1929, một nhóm các nhà sử học đã tìm thấy một bản đồ kì lạ được vẽ trên da linh dương gazel. Nghiên cứu cho thấy đó là một bản đồ thật được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Re’is, một đô đốc hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ 16. Niềm yêu thích của ông ta là nghệ thuật vẽ bản đồ. Địa vị cao trong hàng ngũ hải quân Thổ khiến ông được phép tiếp cận với Thư viện Hoàng gia Côngstantinốp. Ông khẳng định rằng bản đồ mà ông biên soạn là sao chép lại dữ liệu từ nhiều bản đồ khác nhau, một vài trong số đó có giám định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.

Posted Image
Bản đồ thể hiện vùng bờ biển Tây Phi, bờ biển Nam Mỹ, và bờ Bắc của Nam Cực. Đường bờ biển Nam Cực được vẽ chi tiết đến hoàn hảo. Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc Mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Re’is. Ở đó không chỉ thể hiện hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên. Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Re’is. Tuy nhiên câu hỏi làm sao Piri Re’is có thể vẽ một bản đồ chính xác đến thế của vùng Nam Cực đến 300 năm trước khi nó được khám phá không phải là câu hỏi lớn nhất, mà việc bản đồ thể hiện đường bờ biển Nam Cực nằm dưới lớp băng dày mới là bí ẩn khó giải thích nhất. Các bằng chứng địa chất khẳng định rằng thời điểm mà vùng đất Queen Maud Land của Nam Cực không có băng giá gần đây nhất là vào khoảng 4000 năm trước công nguyên. 

Vào ngày 6/7/1960 Không lực Hoa Kỳ đã trả lời giáo sư Charles H. Hapgood của trường đại học Keene College một cách chính xác các thỉnh cầu của ông về việc thẩm định giá trị của bản đồ tiền sử Piri Re’is. Nội dung bức thư như sau:
6, July, 1960
Subject: Admiral Piri Reis Map
TO: Prof. Charles H. Hapgood
Keene College
Keene, New Hampshire
Dear Professor Hapgood, Your request of evaluation of certain unusual features of the Piri Reis map of 1513 by this organization has been reviewed. The claim that the lower part of the map portrays the Princess Martha Coast of Queen Maud Land, Antarctic, and the Palmer Peninsular, is reasonable. We find that this is the most logical and in all probability the correct interpretation of the map. The geographical detail shown in the lower part of the map agrees very remarkably with the results of the seismic profile made across the top of the ice-cap by the Swedish-British Antarctic Expedition of 1949. This indicates the coastline had been mapped before it was covered by the ice-cap. The ice-cap in this region is now about a mile thick. We have no idea how the data on this map can be reconciled with the supposed state of geographical knowledge in 1513. 

Harold Z. Ohlmeyer Lt. Colonel, USAF Commander. 

Giáo sư Hapgood thân mến, Thỉnh cầu thẩm định các đặc điểm bất thường của bản đồ Piri Re’is được vẽ năm 1513 tới chúng tôi đã được xem xét. Lời khẳng định rằng phần dưới của bản đồ biểu thị bờ biển Princess Martha của Queen Maud Land Nam Cực và Bán đảo Palmer là hợp lý. Chúng tôi thấy rằng đây là một kết luận hợp lôgic nhất và có khả năng đúng nhất. Các chi tiết địa lý thể hiện trong phần dưới của bản đồ cực kỳ giống với các kết quả của phương pháp đo đạc dùng sóng địa chấn xuyên qua đỉnh của chỏm băng bởi các nhà thám hiểm Thụy Điển – Anh vào năm 1949. Điều này cho thấy đường bờ biển đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Chỏm băng trong khu vực hiện nay dày khoảng 1 dặm. Chúng tôi không thể hiểu nổi làm thế nào dữ liệu trên tấm bản đồ này có thể được biết đến với tình trạng kiến thức địa chất vào năm 1513.

Posted Image
Posted Image
Khoa học chính thống khẳng định rằng chỏm băng bao phủ Nam Cực là hàng triệu tuổi. Bản đồ Piri Re’is cho thấy vùng phía Bắc của lục địa Nam Cực đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Điều này không khỏi khiến ta nghĩ rằng nó đã được vẽ ra hàng triệu năm trước, nhưng điều đó là không thể bởi con người theo thuyết tiến hóa* chưa tồn tại vào thời điểm đó. Và các nghiên cứu xa hơn và chính xác hơn đã chứng minh thời kỳ Không Băng gần đây nhất kết thúc vào khoảng 6000 năm trước đây. Vẫn có những nghi ngờ về thời điểm bắt đầu của thời kỳ Không Băng này, được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau dao động vào khoảng từ 13 đến 9 ngàn năm trước công nguyên. Câu hỏi đặt ra là: Ai đã vẽ Queen Maud Land của 6000 trước. Nền văn minh chưa được biết đến nào có công nghệ cần thiết để làm được điều này?

Ngày nay người ta cho rằng nền văn minh sớm nhất của loài người, theo lịch sử truyền thống được dạy trong trường, đã phát triển tại Trung Đông vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, không lâu sau là nền văn minh thung lũng Indus Ấn Độ, nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Hoàng Hà TQ. Vì thế, không có nền văn minh đã biết nào có thể làm công việc này. Ai đã ở đây 4000 năm TCN, để có thể làm những việc mà chúng ta đến tận bây giờ mới làm được với các công nghệ tối tân?

Vào thời Trung Cổ đã tồn tại một số bản đồ hàng hải được gọi là "portolani", là thứ bản đồ chính xác của các con đường biển, các đường bờ biển đã biết, các bến cảng, các eo biển, các vịnh … thông thường nhất. Phần lớn những bản đồ này tập trung tại vùng Địa Trung Hải và các biển Aegean, và những con đường được biết khác, như là quyển sách hàng hải mà chính Piri Re’is đã viết. Nhưng một vài báo cáo của những vùng đất vẫn chưa được biết đến, và lưu thông trong một số rất ít thủy thủ có vẻ đã cố gắng giữ kín những kiến thức của họ về những tấm bản đồ đặc biệt đó càng bí mật càng tốt. 

Piri Re’is có thể đã được tiếp cận với một số bản đồ như thế khi đến Thư viện của Alexandria, thư viện quan trọng nhất nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại. Chiểu theo suy luận của Hapgood, những bản copy của những tài liệu này và một số trong những bản đồ gốc đã lưu chuyển đến những trung tâm nghiên cứu khác, và mang chúng tới Côngstantinốp. Thế là vào năm 1204, năm của lần Thập tự chinh thứ tư, khi những người Venetian xâm nhập Côngstantinốp, những bản đồ này bắt đầu quay vòng trong những thủy thủ Châu Âu. 

Để vẽ tấm bản đồ của mình, Piri Re’is đã dùng nhiều nguồn khác nhau, thu thập đây đó trong suốt những chuyến đi của mình. Chính ông đã ghi chú lại nhiều trên tấm bản đồ này nhờ đó chúng ta có thể hình dung được công việc ông đã làm với tấm bản đồ này. Ông bảo ông không chịu trách nhiệm về các nguồn dùng để vẽ nên bản đồ này. Vai trò của ông đơn thuần là của một người soạn thảo dùng một số lớn các nguồn bản đồ gốc khác nhau. Ông cũng nói rằng một vài trong những bản đồ gốc đã được vẽ bởi một số thủy thủ đương thời, trong khi một số khác là từ các bản đồ rất cổ, có niên đại từ khoảng thế kỷ 4 TCN trở về trước.

Sự chính xác tuyệt đối của các bản đồ gốc mà Piri Re’is dựa vào có thể nhận thấy trên tấm bản đồ của ông. Những điểm không chính xác hiếm hoi của bản đồ Piri Re’is là các lỗi của chính Piri Re’is tự gây ra trong quá trình tổng hợp từ các bản đồ tiền sử, mà chủ yếu là : tổng hợp các bản đồ gốc không cùng một tỉ lệ, tổng hợp sai phương vị theo một góc quay lệch.

Vào năm 1953, một sỹ quan hải quân gửi tấm bản đồ Piri Re’is đến Thủy Cục Hải Quân Hoa Kỳ. Để giám định nó M.I. Walters, Kỹ sư trưởng của Cục, đã tham vấn Arlington H. Mallery, một chuyên gia lớn về các bản đồ cổ, người đã từng làm việc với ông ta. Sau một nghiên cứu dài hơi, Mallery đã khám phá ra phép chiếu đã được sử dụng trong bản đồ. Để kiểm tra mức độ chính xác của bản đồ, ông đã tạo ra một hệ lưới ô và dịch chuyển bản đồ của Piri Re’is vào quả cầu: bản đồ hoàn toàn chính xác. Ông phát biểu rằng cách duy nhất để vẽ nên một tấm bản đồ chính xác đến thế chỉ có thể là ở góc nhìn từ trên cao, nhưng ai, 6000 năm trước, có thể có máy bay để mà vẽ bản đồ Trái Đất ??

Thủy Cục Hải quân không thể tin nổi vào mắt mình: họ đã, thậm chí có thể sửa lại những lỗi sai trong cái bản đồ hiện đại mà họ đang dùng lúc đó !!

Độ chính xác dựa trên sự kiểm tra tọa độ kinh độ, mặt khác, cho thấy để vẽ được bản đồ cần thiết phải dùng phương pháp Lượng giác hình Cầu, một thành tựu chưa được phát minh cho đến giữa thế kỷ 18. 

Hapgood đã chứng minh rằng bản đồ Piri Re’is là được vẽ trong hình học phẳng, chứa các kinh và vĩ độ vuông góc trong một “lưới ô” truyền thống; bởi thế nó đã được sao lại từ một bản đồ trước mà đã được chiếu ra sử dụng phép lượng giác hình cầu! Không chỉ rằng những người làm ra cái bản đồ gốc đó biết rằng quả đất hình cầu, mà họ còn có kiến thức về chu vi Trái Đất với sai số nhỏ hơn 50 dặm!

Hapgood đã gửi bộ sưu tập những bản đồ cổ (chúng ta có thể thấy bản đồ Piri Re’is không phải là bản đồ duy nhất như thế …) đến Richard Strachan, tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông muốn biết chính xác cấp độ toán học cần thiết để vẽ nên các bản đồ gốc cao đến đâu. Strachan đã trả lời năm 1965 rằng, cấp độ đó phải rất cao. Thực tế Strachan đã nói để vẽ những tấm bản đồ như thế, các phương pháp hình chiếu, kiến thức cần thiết là của một cấp độ cực cao.

Xem bản đồ Piri Re’is với các kinh và vĩ độ được chiếu ra:
• Bản đồ thứ 1
• Bản đồ thứ 2
Cái cách mà bản đồ Piri Re’is thể hiện Queen Maud Land, các đường bờ biển của nó, các con sông, dãy núi, các sa mạc, các vịnh, có thể được xác nhận bởi một nhóm thám hiểm Anh – Thụy Điển đến Nam Cực (như đã nói bởi Olhmeyer trong thư gửi Hapgood); những nhà nghiên cứu, dùng các thiết bị sonar và sóng địa chấn, đã khẳng định những vịnh và sông, vv … là đang nằm dưới chỏm băng dày khoảng 1 dặm.

Charles Hapgood, vào năm 1953, đã viết một cuốn sách tựa đề "Earth's shifting crust: a key to some basic problems of earth science" – “Sự dịch chuyển vỏ Trái Đất: chìa khóa cho những vấn đề cơ bản của khoa học về Trái Đất”, ở đây ông đã xây dựng một thuyết để giải thích làm thế nào lục địa Nam Cực có thể Không Băng cho đến 4000 năm TCN. Bạn đọc quan tâm đến nội dung của thuyết này có thể xem thêm tại đây.

Thuyết này có các luận điểm chính như sau:
1. Nguyên nhân Nam Cực không có băng phủ, và vì thế ấm hơn nhiều, là vào một thời kỳ quá khứ xa xôi, địa điểm của nó không phải nằm ở vị trí hiện nay trên vỏ Trái Đất. Nó ngày xưa nằm tại vị trí khoảng 2000 dặm về phía Bắc so với hiện tại. Hapgood nói rằng “có thể đặt nó ra ngoài vòng Nam Cực trong một khí hậu ôn hòa hoặc tương đối lạnh”. Đọc thêm về thuyết Trái Đất đổi trục tại đây.
2. Nguyên nhân lục địa này di chuyển xuống đến địa điểm như ngày nay có thể được tìm thấy trong một cơ chế gọi là “sự trượt vỏ Trái Đất”. Cơ chế này, không nên nhầm lẫn với thuyết về kiến tạo mảng hoặc là sự trượt lục địa, là một thứ nhờ đó mà quyển đá, toàn thể vỏ ngoài của trái đất “có thể dịch chuyển theo thời kỳ, dịch chuyển trượt qua phần dẻo hơn bên trong, giống như là da của một trái cam, nếu nó lỏng lẻo, có thể dịch chuyển trên phần bên trong của quả cam toàn thể đồng thời”. (Charles Hapgood, trích dẫn trong sách "Maps of the ancient sea-kings", Bạn có thể vào đây để tìm thêm thông tin).

Thuyết này đã được gửi cho Albert Einstein, và ông rất hứng thú nhiệt tình trả lời một cách nhanh chóng. Mặc dù các nhà địa chất dường như không chấp nhận thuyết của Hapgood, Einstein có vẻ còn cởi mở phóng khoáng hơn cả Hapgood khi phát biểu:
“Trong một vùng địa cực có một sự tan rã dần dần của băng tuyết, không được phân phối đồng đều xung quanh cực. Sự xoay chuyển của Trái Đất dựa trên những khối lượng bất đối xứng, và gây ra một xung lượng ly tâm truyền đến lớp vỏ cứng của Trái Đất. Sự tăng dần đều của xung lượng bất đối xứng được sản sinh ra khi đến một điểm giới hạn nào đó, sẽ gây ra một chuyển động của lớp vỏ cứng Trái Đất phía trên phần bên trong của nó”.
Lời dẫn của Einstein cho cuốn sách “Sự dịch chuyển lớp vỏ cứng của Trái Đất”, trang 1

"In a polar region there is a continual deposition of ice, which is not symmetrically distributed about the pole. The earth's rotation acts on these unsymmetrically deposited masses, and produces a centrifugal momentum that is transmitted to the rigid crust of the earth. The constantly increasing centrifugal momentum produced in this way will, when it has reached a certain point, produce a movement of the earth's crust over the rest of the earth's body...." (Einstein's foreword to "Earth's shifting crust" p.1)
Dù sao, dẫu Hapgood đúng, bí ẩn vẫn nhiều.

Bản đồ Piri Re’is là một thứ gì đó có vẻ hoang đường. Dường như không có cách nào mà một người ở trong thời đại xa xưa có thể vẽ một tấm bản đồ chính xác như thế; thực tế các tọa độ kinh độ là hoàn toàn chính xác. Và đó là thể hiện của một trình độ kỹ thuật công nghệ không tin nổi: phương tiện tính toán vĩ độ chính xác tương đối đầu tiên mới chỉ được phát minh vào năm 1761 bởi một người Anh tên là John Harrison, tức là sau Piri Re’is 248 năm. Và trước đó không có cách nào có thể tính toán vĩ kinh độ chính xác đến mức có thể chấp nhận được: phải có những lỗi đến hàng trăm km.

Và tấm bản đồ Piri Re’is chỉ là một trong nhiều bản đồ thể hiện những vùng đất chưa được biết đến, những kiến thức không thể tin nổi, với độ chính xác mà ngày nay chúng ta cũng phải kinh ngạc.

Resized to 93% (was 800 x 645) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

chữ viết Ai cập cổ


1. Người Ai Cập cổ đại dùng chữ viết gì?
Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894.
Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập.
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập !

(Sưu tầm)
lybom_1812

Giải mã bí ẩn từ bia đá cổ Ai Cập Rosetta Stone



Lai lịch bia đá cổ có tuổi đời hơn 1400 năm
Rosetta Stone là một mảnh bia với những ghi chép về chính quyền và tôn giáo Ai Cập. Rosetta được tạo nên bởi loại đá bazan đen nặng 0,680 tấn, cao 118 cm, rộng 70cm và dày 30cm, tương ứng với kích thước của một chiếc TV LCD cỡ trung bình.
Tuy nhiên những gì ghi chép trên bề mặt tảng đá này mới thực sự giá trị. Chúng được chia thành 3 cột, mỗi dòng là một nội dung được ghi với 3 loại ngôn ngữ khác nhau, một là ngôn ngữ chữ tượng hình, một là ngôn ngữ Hy Lạp, còn lại là ngôn ngữ Demotic. Nhờ đó, Rossetta trở thành cuốn từ điển bằng đá đặc biệt hé lộ những bí mật to lớn của Ai Cập cổ đại hơn 1400 năm.
Ai Cập với những bí ẩn của nền văn minh quá khứ vẫn luôn hấp dẫn du khách
Thông điệp trên tảng đá Rosetta ghi rõ ngày 27/3/196 trước Công nguyên, với nội dung như một “nghị định thư” gửi từ các linh mục Ai Cập lên tiếng ủng hộ các Pharaoh như một người lãnh đạo xuất chúng, khiêm nhường và là người thờ cúng đáng kính đối với các vị thần Ai Cập. Nhằm mục đích giáo huấn, thông điệp viết ra một cách rõ ràng nhất và phổ cập nhất có thể, đó chính là lý do các tu sĩ ra lệnh phải viết bằng 3 ngôn ngữ và chạm khắc vào đá.
Bản thân Rosetta không có giá trị gì hơn một tấm bia, song những thông tin của nó giúp chúng ta hiểu về quá khứ Ai Cập cũng như việc chuyển đổi quyền lực trong suốt thời kỳ Hy lạp La Mã khi Ai Cập đuợc trị vì bởi Macedonia, Ptolemies và những người La Mã. Các Pharaoh, trong đó có nữ hoàng Cleopatra là người cuối cùng. Sự thay thế các triều đại ảnh hưởng sâu sắc đến các khía cạnh của cuộc sống Ai Cập, triều đại mới mang theo tôn giáo mới, các vị thần mới và như một tất yếu, những ký tự thiêng liêng nhất trong ngôn ngữ viết, chữ tượng hình, cũng bị thay thế sạch.
Cho tới thế kỷ 4 sau Công nguyên, Rosetta Stone vẫn hoàn toàn có thể đọc được. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo trở nên phổ biến ở Ai Cập, chữ tượng hình bị cấm trong việc truyền tải thông điệp tôn giáo.
Ngôn ngữ Demotic không bị cấm kỵ như chữ tượng hình, nhưng cũng thay đổi và chuyển thành ngôn ngữ Coptic, thứ tiếng phát triển dựa trên 24 chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp cùng một vài ký tự Demotic mô phỏng âm thanh nhưng không là ngôn ngữ đại diện của Hy Lạp. Khi tiếng Ả Rập thay thế Coptic, những tàn tích cuối cùng của chữ tuợng hình bị xóa sạch. Hơn 1000 năm lịch sử Ai Cập biến mất cùng cái chết của một ngôn ngữ
Cuối thế kỷ 18, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte tiến hành xâm luợc Ai Cập hòng tăng cường sức mạnh của đế quốc này ở phía Đông tạo tiền đề cho Pháp thống trị lãnh thổ có giá trị nhất khu vực này là Ấn Độ. Napoleon đồ rằng việc cắt đứt việc tiếp cận của Anh với sông Nin sẽ làm tê liệt quân đội nước này và các ấp phía Đông của họ.
Tuy nhiên cuộc xâm lược Ai Cập không được thuận buồm xuôi gió. Khi Napoleon và các lực lượng của ông ta đóng quân ngoài khơi bờ biển Ai Cập tại Vịnh Aboukir Bay vào tháng 8 /1798, hải quân Anh đã nghiền nát quân đội Pháp và phá hủy tất cả các tàu của Napoleon. Người Pháp đã bị mắc kẹt ở Ai Cập trong 19 năm.
Hè năm 1799, một người lính nhận ra một tảng đá được chạm khắc thứ ngôn ngữ kỳ lạ khi đang san phẳng các bức tường cổ tại thành phố Rosetta. Sau khi kéo nó ra từ đống đổ nát, anh ta cho rằng nó có thể có ích và chuyển về cho một viện nghiên cứu của Pháp.
Nhọc nhằn giải mã thông điệp từ Rosetta Stone
Không mất quá nhiều thời gian để dịch chữ Hy Lạp và chữ Demotic, tuy nhiên việc dịch các chữ tượng hình thực sự là rất nan giải. Cùng với nó, 1 trận chiến trên lĩnh vực trí tuệ đã diễn ra giữa một nhà khoa học người Anh Thomas Young với Jean-Franois Champollion một học giả Pháp trong việc giành vị trí là người đầu tiên giải đươc mật mã này.
Phần tiếng Hy Lạp được dịch bởi Reverend Weston Stephen vào tháng 4 / 1802. Mặc dù kiến thức về ngôn ngữ và bảng chữ cái Hy Lạp bị giới hạn trong một số các chuyên gia và học giả nhất định, các nước Tây phuơng đã để ý đến quốc gia này từ nhiều thế kỷ truớc, đặc biệt khi văn hóa Phục Hưng gây chấn động và thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của người châu Âu tới nền văn minh và văn Hy Lạp-La Mã. Vì vậy, đóng góp của Weston không gây được sự chú ý lớn.
Cũng trong năm 1802, học giả Pháp Antoine-Isaac Silvestre de Sacy và nhà ngoại giao Thụy Điển Johan David kerblad đồng thời giải thích thành công phân ngôn ngữ Demotic. Riêng phần chữ tượng hình trên tấm bia vẫn là một thách thức lớn. Nhiều học giả trong đó có cả De Sacy, người đã dịch được phần chữ Demotic cũng phải bó tay.
Chỉ đến khi Thomas Young phát hiện ra ý nghĩa của 1 ký tự hình ô van bao quanh rất nhiều ký tự tượng hình khác vào năm 1814 thì việc giải mã mới có bước phát triển rõ rệt. Young nhận ra rằng những hình ô van này chỉ được vẽ bao quanh các tên riêng. Xác định được tên của Pharaoh Ptolemy, Young làm cho bản dịch của mình tiến bộ vượt bậc.
Lập luận rằng tên riêng có thể phát âm tương tự nhau dù ngôn ngữ khác nhau, Young đã phân tích một vài thanh trong bảng chữ cái tượng hình bằng cách sử dụng tên Pharaoh này và hoàng hậu của ông ta, bà Berenika Ptolemy. Tuy nhiên do ảnh hưởng quan điểm của Horapollo rằng các biểu tượng chỉ tương ứng với hình ảnh, ông không thể tìm ra được mối liên hệ giữa âm thanh với những biểu tượng đó. Do vậy Young từ bỏ nghiên cứu giữa chừng.
Trăn trở này của Young đã được lý giải bởi Champollion. Ông cho rằng những biểu tượng có thể tượng hình, cũng có thể chuyển tải âm thanh giống hầu hết các ngôn ngữ. Khi bắt đầu với 1 biểu tượng hình ô van bao quanh 4 ký tự trong đó có 2 ký tự giống hệt nhau Champollion đã xác định được hai ký tự cuối cùng là chữ "s". Với ký tự đầu tiên hình một vòng tròn, ông đoán rằng nó có thể đại diện cho ánh nắng mặt trời, trong tiếng Coptic, một ngôn ngữ cổ, từ mang nghĩa mặt trời là "ra". Ghép với 2 ký tự cuối cùng, Champollion nhận thấy chỉ có 1 chữ phù phợp hơn cả trong trường hợp này là Ramses.
Các chữ tượng hình, khác với tên gọi của nó, hoàn toàn không phải là loại chữ biểu tượng, thay vào đó là loại chữ mô phỏng âm thanh. Quá choáng ngợp trước phát hiện của mình, Champollion đã ngất xỉu ngay tại chỗ.
Đó có lẽ là giây phút vĩ đại nhất trong lịch sử đối với các nhà nghiên cứu văn hóa Hy Lạp. Cánh cửa ngôn ngữ nặng cả ngàn năm đã bật mở, để lộ ra kho báu vô giá của một nền văn hóa đáng ngưỡng vọng nhất của loài người.
Minh Nguyệt

3. Từ điển đầu tiên về đời sống Ai Cập cổ

 Tuy nhiên, các học giả tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Trường ĐH Chicago của Mỹ vừa hoàn thành gần 40 năm nghiên cứu một quyển tự điển dày 2.000 trang về đời sống và xã hội Ai Cập cổ đại cách đây khoảng 1.400 năm mà chưa có một tài liệu nào chuyển tải đầy đủ hơn: Tự Điển Ai Cập Chicago (Chicago Demotic Dictionary).

Chữ viết của người Ai Cập cổ đại.
Cách đây ít nhất 1.000 năm, từ năm 500 trước CN đến năm 500 sau CN, ngôn ngữ Ai Cập cổ tượng hình (Demotic) hầu hết được ghi lại nhiều nhất trên bia đá cổ Rosetta. Những gì ghi chép trên bề mặt tảng đá này mới thật sự giá trị. Chúng được chia thành 3 cột, mỗi dòng là một nội dung được ghi với 3 loại ngôn ngữ khác nhau, một là ngôn ngữ chữ tượng hình, một là ngôn ngữ Hy Lạp, còn lại là ngôn ngữ Demotic. Nhờ đó, Rosetta trở thành cuốn từ điển bằng đá đặc biệt hé lộ những bí mật to lớn của Ai Cập cổ đại hơn 1.400 năm.
Janet H. Johnson, một nhà Ai Cập học của Viện Nghiên cứu Phương Đông đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình để chỉnh sửa Từ điển Ai Cập Chicago, gọi đây là “một công cụ không thể thiếu để tái cơ cấu lại một xã hội cổ đại, gồm các mặt như đời sống xã hội, chính trị và văn hóa của Ai Cập cổ đại trong một giai đoạn kỳ thú” khi đất đai liên tục bị nước ngoài dòm ngó và xâm chiếm, đầu tiên là Ba Tư, sau đó người Hy Lạp và cuối cùng người La Mã.
Ngôn ngữ Demotic không bị cấm kỵ như chữ tượng hình, nhưng cũng thay đổi và chuyển thành ngôn ngữ Coptic, thứ tiếng phát triển dựa trên 24 chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp cùng một vài ký tự Demotic mô phỏng âm thanh nhưng không là ngôn ngữ đại diện của Hy Lạp. Khi tiếng Ảrập thay thế Coptic, những tàn tích cuối cùng của chữ tượng hình bị xóa sạch. Theo các nhà khoa học tại viện này, ngay từ khi viết chữ tượng hình, người Ai Cập cổ đại đã viết về tình yêu, gia đình, luật pháp, thương mại… từ những bức thư tình riêng tư đến những bài viết về khoa học và văn chương. Các nhà Ai Cập học hy vọng rằng định nghĩa và ví dụ trong từ điển sẽ giúp người đọc hiểu được đời sống của người Ai Cập cổ đại.
Mặc dù trên trận chiến dịch thuật ngôn ngữ Ai Cập cổ đại đã có nhiều học giả tham gia và đã có vài quyển từ điển Demotic ra đời trước đó, như quyển của học giả người Đan Mạch Wolja Erichsen xuất bản năm 1954, nhưng lần đầu tiên, từ điển của Viện Nghiên cứu phương Đông đã bổ sung và đề cập đến chủ đề về tình dục, về người đẹp huyền thoại Cleopatra chỉ nói tiếng Hy Lạp trong các bài phát biểu của bà và khẳng định đó là ngôn ngữ thống trị trong nhiều thế kỷ... Thậm chí, quyển từ điển còn đề cập đến vai trò người phụ nữ trong xã hội cổ đại. Người phụ nữ sở hữu tài sản và có quyền chủ động ly dị. Nam giới muốn lấy vợ phải “chồng đủ tiền” và cam kết chu cấp hàng năm….
Với cuốn từ điển bằng tiếng Anh này, Viện Nghiên cứu Phương Đông cho rằng cánh cửa ngôn ngữ nặng cả ngàn năm đã bật mở, để lộ ra kho báu vô giá của một nền văn hóa đáng ngưỡng vọng nhất của loài người.

Những cái chết bí ẩn xung quanh lời nguyền Ai Cập cổ đại


Những cái chết bí ẩn xung quanh lời nguyền Ai Cập cổ đại


Cho tới nay, những thần thoại về bùa chú, lời nguyền Ai Cập cổ đại vẫn phần nhiều nằm trong bức màn bí ẩn.

Ai Cập vốn nổi tiếng là nền văn minh cổ đại thịnh vượng bậc nhất trên thế giới. Xét về mọi lĩnh vực: từ khoa học tới nghệ thuật, mặt nào người dân bên bờ sông Nile cũng nổi trội và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc.
lời nguyền ai cập cổ đại
Kim Tự Tháp
Đặc biệt, cư dân Ai Cập cổ đại là một trong những tộc người sớm nhất sử dụng bùa chú và tin vào phép thuật. Cho tới nay, những thần thoại về bùa chú Ai Cập , lời nguyền ai cập cổ đại vẫn phần nhiều nằm trong bức màn bí ẩn.
Bùa yêu trong cung cấm
Hãy bắt đầu câu chuyện với bùa yêu trong cung cấm của các Pharaoh. Thuở xưa, trong các vương triều Ai Cập, điển hình là thời của Akhenate, người ta luôn cho rằng, khi một người đàn ông mê mệt một người phụ nữ, đó là dấu hiệu người đàn ông đó đã ăn nhầm “bùa mê thuốc lú”.
Nữ hoàng Nefertiti – vợ của pharaoh vĩ đại Akhenate chính là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Bà là người phụ nữ Ai Cập đầu tiên nắm quyền lực tối cao, sáng tạo ra một tín ngưỡng thờ thần mới, cho xây dựng một kinh đô thứ hai của đế chế Ai Cập. Người ta nói, vũ khí bí mật của bà chính là “bùa chú tình yêu” của lời nguyền ai cập cổ đại .
lời nguyền ai cập cổ đại
pharaoh
Sử sách chép lại rằng, Nefertiti là người phụ nữ đẹp nhất xứ sở Ai Cập. Sắc đẹp của nàng có sức quyến rũ mê hồn, không chỉ với người mà còn là thần Mặt trời Aten. Trong cung, để cạnh tranh ngôi vị và được Pharaoh sủng ái, nàng đã yểm bùa yêu lên chồng mình.
lời nguyền ai cập cổ đại
Quan tài bằng vàng của Vua
Thứ bùa ấy là các loại hương liệu đặc biệt nàng xức lên người, các thần chú và sự giúp đỡ của các thầy tu cao tay. Kết quả là Nefertiti gần như đã đạt được mọi thứ: tình yêu, sự chiều chuộng, quyền lực tối thượng.
Duy chỉ có một điều bùa yêu của bà không linh nghiệm đó là trong việc sinh nở. Sáu người con Nefertiti sinh cho Pharaoh Akhenaten lại đều là con gái, chính việc này cũng là mấu chốt sau này cho số phận thảm thương khi cuối đời của nữ hoàng.
Những tấm bùa và lời nguyền thế kỷ
Thế giới bùa chú Ai Cập còn gắn liền với các lời nguyền trong lăng mộ Pharaoh – kim tự tháp. Chúng được sáng tạo bởi các quan tư tế nhằm mục đích bảo vệ sự an nghỉ vĩnh hằng của các Pharaoh cũng như gìn giữ của cải được chôn theo cùng họ.
lời nguyền ai cập cổ đại
Ai Cập cổ đại đầy những bí ẩn
Trong hầu hết các hầm mộ ở Thung lũng Hoàng gia, người ta đều bắt gặp những dòng chữ tượng hình với nội dung: “Bất kỳ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaoh thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó”.
Lạ thay, có khá nhiều lời bùa chú, lời nguyền ai cập cổ đại ấy linh nghiệm. Những cuộc tìm mộ, khảo cổ của giới khoa học tìm ra một lăng mộ Pharaoh mới luôn kèm theo những vụ mất tích, cái chết bí ẩn hay căn bệnh lạ…
lời nguyền ai cập cổ đại
Những hình vẽ trong lăng mộ
Câu chuyện về bùa chú của ấu vương Tutankhamun (mất năm 1.300 TCN) là một minh chứng rất rõ. Việc khai quật mộ của vị vua này được xem là một trong những thành tựu khảo cổ đáng giá đầu thế kỉ XX.
Tuy nhiên, ngay khi tước sĩ Kanaban – người đầu tư vốn cho cuộc khai quật mất vì một căn bệnh kì lạ, những nghi vấn đã được đặt ra. Ông ta chết bởi một vết côn trùng đốt khi bước vào hầm mộ.
lời nguyền ai cập cổ đại
Lời nguyền và Bùa chú liệu có thật ?
Đặc biệt, vết thương trên mặt ông trùng hoàn toàn với vị trí vết thương trên mặt vị ấu vương. Chưa dừng lại, liên tiếp sau đó, những thành viên đoàn khảo cổ cũng gặp phải nhiều chuyện kỳ quái chẳng lành. Tới thập niên 80, con số người chết vì bùa chú Tutankhamun đã lên tới hơn 50.
Một đặc điểm chung của những người tử nạn vì bùa chú Tutankhamun ấy là không ít người trước khi ra đi trăn trối rằng: “Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây”.
Rất nhiều người đã tin rằng, những lần khám phá hầm mộ đã làm các vị thần nổi giận và trút xuống đầu những kẻ báng bổ. Nhưng cũng có không ít người khác tin vào những giả thuyết khoa học chứ không coi đó là lời nguyền, bùa chú.
lời nguyền ai cập cổ đại
Xác ướp ai cập
Họ cho rằng, những người thám hiểm kim tự tháp đã nhiễm phải những loại vi khuẩn cực độc sinh ra từ thực phẩm và quần áo mà Pharaoh chôn theo.
Tuy nhiên, có một điều mà họ không thể giải thích được là yếu tố nào đã giúp các loại vi khuẩn tồn tại lâu đến thế, khoảng hơn 4.000 năm trong lòng sa mạc.
Cho tới nay, đó vẫn chỉ là những câu chuyện kể, manh mối và giả thuyết. Hy vọng một ngày không xa, bức màn kia sẽ được vén lên trọn vẹn…