Tìm hiểu những hệ chữ viết quái nhất quả đất
Trong lịch sử loài người xuất hiện rất nhiều hệ chữ viết lạ lùng. Đặc biệt là hệ chữ viết tượng hình, có lẽ chỉ họa sỹ mới viết được chữ đẹp ý.
1. Chữ viết tượng hình của người Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại hầu như sử dụng hệ ngôn ngữ Sumeria để cho tạo ra hệ chữ viết lâu đời nhất thế giới, ít nhất nó cũng xuất hiện được 5.500 năm. Hệ thống chữ tượng hình phức tạp của người Ai Cập bao gồm những chữ tượng trưng cho âm thanh và những chữ lại tượng trưng cho lời nói, tất cả đều quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, "Chữ tượng hình Ai Cập" chỉ được sử dụng khá nhiều trong vấn đề tôn giáo và nghi thức, điều này lý giải vì sao chúng xuất hiện trên vách tường các khu hầm mộ. Đối với ngôn ngữ viết và văn bản "hằng ngày", người Ai Cập lại thường sử dụng loại chữ viết đơn giản gọi là "ngôn ngữ Thầy tu (Hieratic)".
Sau đó, thứ chữ viết đơn giản hơn, gọi là "ngôn ngữ bình dân", được phát triển. Vào thế kỷ 1, ngôn ngữ Ai Cập cổ đại bắt đầu được viết trên bảng chữ cái tiếng Hy Lạp, một dạng thức vẫn được sử dụng cho tới tận ngày nay như là ngôn ngữ tế lễ của các các tín đồ Công giáo trong Giáo hội Ai Cập.
2. Hệ chữ Voynich
Được viết vào đầu thế kỷ 15, bản thảo viết tay của hệ chữ viết Voynich bao gồm 240 trang. Nó được viết bằng bảng chữ cái chưa từng được biết đến, bản viết tay được cho là xuất triện cách đây vài nghìn năm và không ai giải mã được ngôn ngữ bên trong tập bản thảo này đề cập đến cái gì. Rất nhiều hình ảnh minh họa có màu về cây cối, thiên văn được vẽ trong bản thảo, vậy nên mọi người phỏng đoán đây là bản thảo về học thuật hay khoa học.
Cho đến nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu về loại chữ kỳ lạ này: nó là thứ ngôn ngữ do một nhà văn nào đó tạo ra, một thứ ngôn ngữ thực sự được mã hóa rất tỷ mỷ, những chữ cái thoạt tiên có vẻ là vô nghĩa nhưng lại ẩn chứa các thông điệp nào đó, hoặc cũng có thể đó chỉ là thứ ngôn ngữ mà ai đó vô tình viết ra. Chúng ta vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng khảo cổ xác đáng để giải mã hệ ngôn ngữ chữ viết này.
3. Hệ chữ Naxi
Naxi cũng là một trong những hệ chữ viết cổ rất lạ, được lưu truyền ở bộ tộc thiểu số, chỉ khoảng 300.000 người, sinh sống ở một tỉnh miền Tây Bắc Trung Quốc. Hệ ngôn ngữ chứ viết của họ được phát minh ra từ hàng nghìn năm trước, còn được gọi là chữ Naxi. Hệ chữ này rất phức tạp, một người phải mất tới 15 năm mới có thể thành thạo.
Nhìn vào chữ viết Naxi thì thấy khá đơn giản, bao gồm các bức tranh, trông giống như đọc một cuốn truyện tranh vậy. Nhưng chữ Naxi lại không dễ học, một số từ nằm bên trái, một số từ khác lại chẳng hề liên quan gì đến nghĩa của từ, hoặc được thay thế bằng hình ảnh của một từ khác mà có âm thanh tương tự. Hiện tại, chỉ những thầy tu địa phương còn sử dụng hệ chữ viết Naxi này, nhưng chưa đầy 100 người còn sống cho đến ngày hôm nay.
4. Chữ Phù thủy
Còn được biết đến bởi cái tên Bảng chữ cái Theban, hệ chữ viết này đến nay vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc. Nó xuất hiện lần đầu tiên trong một bản thảo tiếng Latinh từ thế kỷ 16. Trong bản thảo này, tác giả cho rằng nó được sáng tạo ra bởi một người tên là Honorius, đến từ xứ Thebes vào khoảng 500 năm trước. Những chữ cái trong Bảng chữ cái Phù Thủy tương ứng với các chữ cái Latinh, vì thế nó có thể sử dụng để ghi lược lại tiếng Latinh hoặc tiếng Anh.
Honorius có thể tồn tại hoặc không, nhưng ảnh hưởng của ông vẫn còn cho đến ngày nay: Gerald Gardner, nhà sáng tạo ra Wicca, đã được khuyến khích việc sử dụng bảng chữ cái bởi những người thực hành Wicca hiện đại vào thập niên 1950. Ngày nay, nhiều người Wicca đã sử dụng nó để giữ bí mật về các bản viết.
5. Hệ chữ thắt nút
“Thắt nút” là tên gọi nôm na của một cách thức rất độc đáo để “ghi lại” thông tin: các nút thắt được tạo ra trên những sợi dây. Được người Inca sử dụng, hệ ngôn ngữ chỉ được biết đến rộng rãi ở thời kỳ Tiền Columbia Mỹ, có niên đại cách ngày nay ít nhất 4.600 năm. "Thắt nút" được sử dụng rộng rãi trong việc thu thuế, điều tra dân số, thông tin lịch sử, thiên văn học và thậm chí là các dạng bản đồ.
Hầu hết các nhà khảo cổ học đều cho rằng hệ ngôn ngữ thắt nút bao gồm cả chữ và số, nhưng những học giả hiện đại mới chỉ hiểu được ý nghĩa của các con số. Màu sắc, vị trí và khoảng cách giữa các nút thắt có thể truyền đạt ý nghĩa. Ngày nay, chỉ còn khoảng 800 “văn bản” những dây thắt nút được bảo tồn. Chúng thường được tìm thấy trong các hầm mộ và các nhà khảo cổ học tin rằng dây thắt tượng trưng cho câu chuyện của người đã chết mà họ mang theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét