Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại


Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại


Vào tháng 9 năm 1996, một trong những mạng truyền hình lớn nhất Hoa Kỳ là công ty truyền thông ABC (American Broadcasting Company) đã công chiếu một bộ phim tài liệu dựa trên quyển sách “Cỗ xe của các vị thần” của Erich Von Daniken, một nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về các nền văn minh tiền sử.
>> Văn minh tiền sử: Pin điện 4.500 năm trước
>> Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 4)
>> Văn minh nhân loại: Bí ẩn những thành phố dưới đáy biển (Phần 3)
Trong phần lớn các ngôi mộ và kim tự tháp ở Ai Cập, người ta không tìm thấy dấu vết nào của bồ hóng trên tường do đốt đuốc tạo thành. Vậy làm thế nào những người thợ xây dựng có ánh sáng để chạm khắc vô số hình ảnh và chữ tượng hình lên những bức tường?
Một số ngôi mộ nằm rất sâu dưới mặt đất và có cả hệ thống mê cung gồm nhiều đường hầm và căn phòng cần phải được chiếu sáng. Mặc dù bên trong hầu hết các ngôi mộ cổ đều được khắc đầy các bức họa tiết sinh động nhiều màu sắc, nhưng lạ thay, không hề có chỗ nào để giữ đuốc, nến, đèn dầu, vv…, và cũng không hề có dấu vết nào của bồ hóng trên tường hoặc trên trần.
Những nguồn ánh sáng thô sơ ấy (đuốc, nến, đèn dầu, vv…) của người Ai Cập cổ đều sinh ra nhiều bồ hóng và tiêu thụ ôxi. Như vậy, làm thế nào những người Ai Cập cổ lấy ánh sáng để làm việc? Một số người cho rằng họ đã dùng gương phản chiếu ánh mặt trời. Nhưng thực tế cho thấy, những chiếc gương đồng của người Ai Cập cổ không đủ chất lượng phản chiếu ánh sáng. Như vậy, ắt hẳn họ đã phải sử dụng một nguồn ánh sáng hoàn toàn khác, không tạo ra bồ hóng. Câu hỏi đặt ra là: phương tiện chiếu sáng ấy có thể là gì?
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 1)
Trong ngôi đền cổ Hathor tại Dendera, cách Luxor, Ai Cập không xa, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những hình chạm khắc kỳ lạ
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 2)
Theo bạn, trong hình chạm khắc này người Ai Cập đã vẽ gì?

Sau khi nhìn thấy những hình chạm khắc này, một kỹ sư điện người Na Uy cho rằng, câu hỏi hóc búa trên đã được giải quyết. Một kỹ sư người Áo đã có thể làm ra một mẫu phục chế, còn 2 tác gia nổi tiếng tại AAS là Reinhard Habeck và Peter Krassa đã viết một cuốn sách về chủ đề này. Họ đều cho rằng: đây chính là một loại bóng đèn, với những chi tiết đặc trưng: Ống thủy tinh trong suốt, “con rắn” trông như một sợi dây tóc, những trụ đỡ trông rất giống với chân sứ của thiết bị điện hiện đại của chúng ta ngày nay.
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 3)
Hình ảnh trụ đỡ rất giống như loại chân sứ của các thiết bị điện ngày nay
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 4)

Một hình chạm khắc khác, cùng một loại kiểu dáng với hình trên
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 5)
Một loại bóng đèn khác?
Vào tháng 9 năm 1996, một trong những mạng truyền hình lớn nhất Hoa Kỳ là công ty truyền thông ABC (American Broadcasting Company) đã công chiếu một bộ phim tài liệu dựa trên quyển sách “Cỗ xe của các vị Thần” của Erich Von Daniken, một nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về các nền văn minh tiền sử.
Trong đoạn băng video phim tài liệu ấn tượng trên, người ta chứng tỏ rằng những hình chạm khắc kỳ lạ ở miền trung Ai Cập ấy là những ống thủy tinh trong suốt với một vật giống con rắn ở bên trong. Tổng thể trông giống hệt một loại bóng đèn nào đó.
Erich Von Daniken đã tò mò liệu nó có thể hoạt động hay không, vì vậy ông đã ghi lại những hình khắc ấy một cách chi tiết, và nhờ người tái tạo chiếc bóng đèn đó dựa trên các chi tiết kỹ thuật của hình khắc. Khi dòng điện chạy qua, nó đã phát ra ánh sáng.
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 6)Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 7)Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 8)Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 9)
Hình ảnh trong bộ phim tài liệu: Khi cho dòng điện chạy qua, bóng đèn phục chế đã phát ra ánh sáng rất kỳ lạ và đẹp mắt
Trong bộ phim tài liệu, người ta còn chứng tỏ rằng người cổ đại ở miền đất Ai Cập đã sử dụng pin điện, tương tự như loại pin điện tiền sử Bát Đa.
Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 10) Nền văn minh nhân loại: Bóng đèn điện Ai Cập cổ đại - Tin180.com (Ảnh 11)
Khi Erich Von Daniken đổ dung dịch axit vào pin và nối 2 điện cực với nhau, một dòng điện đã được tạo ra
Trong đoạn video youtube trên, lời bình luận được tán thành và bình chọn nhiều nhất có nội dung như thế này:
“Tại sao việc tin rằng những bậc quyền cao chức trọng ở Ai Cập cổ xưa sở hữu những kiến thức bí mật, và một trong số đó là đèn điện, lại khó khăn đến thế? Họ đã xây dựng những công trình đứng vững suốt mấy ngàn năm qua, mà chúng ta không thể sao chép chính xác nổi, thậm chí với cả công nghệ ngày nay. Tôi nghĩ rằng họ xứng đáng được đánh giá cao hơn đôi chút so với những gì lịch sử đã ghi. Tôi cho rằng mọi điều sẽ được làm sáng tỏ kịp thời”.
Khi đối diện với những sự thật càng ngày càng trở nên rõ ràng, nhiều người dần dần nhận thức ra rằng những gì họ được dạy trong trường nhiều khi sai lầm trầm trọng. Một cư dân mạng Hoa Kỳ sau khi tự mình làm một nghiên cứu cá nhân kỹ lưỡng, nhờ sách vở trong các thư viện và mạng Internet, đã phát biểu như thế này:
“Những niềm tin là do được truyền dạy, và khi chúng không phù hợp với thực tế, thì có nghĩa là ai đó đang tự dối gạt bản thân và đang dạy lời dối trá ấy cho các thế hệ tương lai…
…Nếu người dân bị lừa gạt, thì đó là lỗi của chính bản thân họ, bởi đã quá khờ dại đi trông chờ sự thật từ chính phủ và các nhà chính trị…
Hãy tự mình nghiên cứu thử xem, và bạn sẽ khám phá ra rằng: lịch sử thực sự khác rất xa so với những gì mà bạn được dạy…”
Vậy, chủ kiến của bạn là gì?
Minh Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét